Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai là lịch sử Nhật Bản mà các thực thể chính trị là "Nhật Bản Quốc" (日本国). Tên thường gặp là "Thời hậu chiến Nhật Bản" (戦後日本) hay "Sau WW2 Nhật Bản" (二戦後日本). Giai đoạn này là từ ngày 2 tháng 9 1945 cho hiện tại, nó đã bắt đầu với việc ký kết Tuyên bố Potsdam.
Nhuộm thắm sắc hồng với hội hoa chi anh ở Nhật BảnSự phát triển kinh tế
Tình hình phát triển
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật là nước bại trận, đất nước bị chiến tranh tàn phá, kinh tế khó khăn, mất hết thuộc địa, nghèo tài nguyên, thất nghiệp, thiếu nguyên liệu, lương thực và lạm phát. Sản xuất công nghiệp năm 1946 chỉ bằng 1/4 so với trước chiến tranh. Nhật phải dựa vào "viện trợ" kinh tế của Mỹ dưới hình thức vay nợ để phục hồi kinh tế.
Quá trình phát triển kinh tế Nhật trải qua các giai đoạn
+ 1945 - 1950: Thời kỳ phục hồi kinh tế: kinh tế phát triển chậm chạp và phụ thuộc chặt chẽ vào kinh tế Mỹ.
+ Từ tháng 6-1950, sau khi Mỹ phát động chiến tranh xâm lược Triều Tiên, kinh tế Nhật phát triển nhanh chóng nhờ những đơn đặt hàng quân sự của Mỹ.
+ Từ những năm 60: do Mỹ sa lầy trong chiến tranh xâm lược Việt Nam, kinh tế Nhật có cơ hội phát triển "thần kỳ", đuổi kịp rồi vượt các nước Tây Âu, vươn lên đứng hàng thứ 2 sau Mỹ trong thế giới TBCN.
+ Từ những năm 70 trở đi: Nhật trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính của thế giới, trở thành một siêu cường kinh tế. Nhiều người gọi là "Thần kỳ Nhật Bản".
Nguyên nhân của sự phát triển
_ Biết lợi dụng và thu hút nguồn vốn của nước ngoài, để tập trung đầu tư vào các ngành công nghiệp then chốt: cơ khí, luyện kim, hóa chất, điện tử ...
_ Biết sử dụng có hiệu quả các thành tựu KH - KT để tăng năng suất, cải tiến kỷ thuật và hạ giá thành hàng hóa.
_ Biết "len lách" xâm nhập và mở rộng thị trường quốc tế.
_ Lợi dụng sự bảo hộ của Mỹ, ít phải chi tiêu về quân sự, tập trung phát triển công nghiệp dân dụng, xây dựng kinh tế. Biên chế Nhà nước gọn nhẹ.
_ Những cải cách dân chủ sau chiến tranh tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế phát triển.
_ Truyền thống "tự lực, tự cường" của nhân dân vươn lên xây dựng đất nước, cộng với tài điều hành kinh tế của giới kinh doanh và vai trò điều tiết của nhà nước.
* Nguyên nhân quan trọng nhất: Tận dụng thành tựu KHKT.
Về Khoa học kỹ thuật
_ Nhật rất coi trọng phát triển KH -KT:
+ Có hàng trăm viện KH - KT, đi sâu vào công nghiệp dân dụng, ít chú ý đến công nghiệp quân sự và vũ trụ.
+ Nhật vừa chú ý đến phát triển các cơ sở nghiên cứu trong nước vừa chú ý mua các phát minh của nước ngoài. (tìm cách xâm nhập kỷ thuật hiện đại và phương pháp sản xuất tiên tiến).
+ Hiện nay Nhật được xếp vào một số quốc gia đứng hàng đầu về trình độ phát triển KH - KT, đặc biệt trong các ngành công nghiệp dân dụng.
_ Nhật rất quan tâm đến việc cải cách nền giáo dục quốc dân, quan tâm đến công tác giáo dục, đào tạo những con người có ý chí vươn lên trong mọi hoàn cảnh, có năng lực, giữ vững bản sắc dân tộc của mình.
Tình hình chính trị - chính sách đối nội
Chính trị
Là nhà nước quân chủ lập hiến về hình thức, thực chất là dân chủ đại nghị (mọi quyền lực nằm trong tay 6 tập đoàn tài phiệt khổng lồ: Mitsubisi, Mitxưi, Sumitômô, Phugi, Đaichi, Sanma).
Đối nội
+ Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật tiến hành những cải cách dân chủ: cải cách ruộng đất, ban hành Hiến pháp (1946), xóa bỏ triệt để các tàn tích phong kiến, xử tội phạm chiến tranh. Nhờ đó đã phá vỡ những cơ sở kinh tế, chính trị, xã hội của chủ nghĩa phong kiến quân phiệt, tạo điều kiện để Nhật phát triển mạnh về mọi mặt.
+ Ngày nay, giới cầm quyền Nhật bắt đầu xâm phạm một số điều khoản của Hiến pháp 1946 (thu hẹp quyền tự do dân chủ, sửa đổi lại điều 9: không cho phép Nhật xây dựng lực lượng vũ trang và đưa quân đi tham chiến nước ngoài).
Chính sách đối ngoại
_ 1951, Nhật ký với Mỹ "Hiệp ước an ninh Mỹ - Nhật". Nhật trở thành đồng minh của Mỹ nhằm chống lại các nước XHCN và phong trào GPDT ở Viễn Đông. Nhật trở thành căn cứ chiến lược của Mỹ, phục vụ cho chiến lược toàn cầu của Mỹ ở châu Á - Thái Bình Dương.
_ Dựa vào tiềm lực kinh tế, tài chính lớn mạnh để tìm cách xâm nhập, giành giật, mở rộng thế lực, gây ảnh hưởng ngày càng lớn trên thế giới, đặc biệt là Đông Nam Á.
Một số hình ảnh và tư liệu
Một người đàn ông ngồi trong căn nhà đổ nát tại thành phố Tokyo, năm 1947. Sau thế chiến, Nhật lâm vào cảnh hoang tàn đổ nát.
Một người phụ nữ địu con đứng trông ngóng bên cạnh một đống hoang tàn ở Tokyo, năm 1947. Đất nước Nhật Bản đã gần như bị tàn phá hoàn toàn bởi cả thập kỷ chiến tranh và hằn sâu vết sẹo của trận đánh bom nguyên tử ở Hiroshima và Nagasaki.
Niềm vui của những người lính khi được giải ngũ tại Tokyo, năm 1946. Sau nhiều năm tập trung cho quân sự, Nhật Bản đã thấy được sự cần thiết của việc nhìn thẳng vào những sự kiện chấn động trong chiến tranh và hệ quả của nó.
Chiến trang không chỉ mang cái chết đến cho những người ở các nước bị xâm lược, mà còn lấy đi sinh mạng của các binh lính Nhật. Trong ảnh, hai vợ chồng già ôm di ảnh của con, một binh lính Nhật Bản chết trong thế chiến, đi trên con đường tại Tokushima năm 1956.
Nhật Bản khắc phục hậu quả chiến tranh bằng cách chú trọng vào nông nghiệp để tạo ra lương thực. Những người Nhật Bản ở Toyama năm 1955 không ngại khổ để có được hạt gạo nuôi sống bản thân và đất nước mình.
Phụ nữ và đàn ông tắm chung tại một khu suối nước nóng ở Aomori năm 1957.
Những đứa trẻ tại Niigata ra đời năm 1950, dù cuộc sống khổ cực nhưng chúng đã không còn phải chứng kiến chiến tranh.
Những đứa trẻ được đến trường, chen chúc xem một chương trình truyện tranh tại Tokyo, năm 1953.
Trong lớp học ở Fukuoka (1959), nhiều em gia đình có điều kiện mang cơm đi ăn trong giờ trưa. Chiến tranh đã qua hơn một thập niên nhưng nghèo đói còn hiển hiện, nhiều em nhà nghèo không có cơm đành ngồi đọc truyện tranh.
Dù nghèo nhưng người Nhật Bản vẫn luôn yêu đời, họ tụ tập đàn hát những lúc rảnh rỗi. Ảnh chụp tại Akita năm 1954.
Người đàn ông ngồi dưới tấm bảng "No smoking" ở đường phố Tokyo năm 1963. Ý thức về việc giữ gìn sức khỏe của bản thân và cộng đồng được người Nhật đề cao.
Những khu công nghiệp được Nhật Bản chú trọng xây dựng. Trong ảnh: Những em bé, con của công nhân, chơi đùa giữa khu công trình tại Fukuoka năm 1958.
Những người dân làm thủ tục xin đi làm công nhân tại Tokyo năm 1953.
Cùng với sự nở rộ về công nghiệp, Nhật Bản cũng chú trọng đến đào tạo con người. Trong ảnh, lễ bế mạc một lớp học tập huấn kỹ năng quản lý tại Tokyo năm 1961.
Đời sống văn hóa - xã hội cũng dần lấy lại sức sống. Các nữ văn công xuất hiện ngày một nhiều để phục vụ nhu cầu của công chúng. Họ ngồi nghỉ trên một ban công ở Tokyo năm 1949.
Đến năm 1954, những người làm nghệ thuật tại Tokyo vẫn phải tự khắc phục nơi biểu diễn, thậm chí họ phải thay trang phục ngay trên ban công.
Những buổi biểu diễn ca nhạc, thời trang luôn đông nghịt khán giả. Trong ảnh là một buổi trình diễn năm 1956.
Người Nhật luôn giữ gìn nét văn hóa truyền thống, trong đó có lễ hội hoa anh đào. Ảnh chụp tại Tokyo năm 1954.
Một cụ già với bộ huân, huy chương ghi nhận những đóng góp cho đất nước trong giai đoạn 1960 - 1965.
Sự du nhập văn hóa phương Tây thể hiện rất rõ trong giai đoạn này. Năm 1955 tại Tokyo, bên cạnh những trang phục tân thời, vẫn có những cô gái quyết giữ nét đẹp trong trang phục truyền thống.
Và người Nhật chán ghét chiến tranh. Nhiếp ảnh gia Hiroshi Sugimoto ghi lại buổi biểu tình của người dân Nhật Bản phản đối Hiệp ước An ninh Nhật - Mỹ tại thành phố Tokyo năm 1960. Phát triển kinh tế trong hòa bình đã nhanh chóng đưa Nhật Bản trở thành cường quốc về kinh tế.
Cập nhật tin tức mới nhất tại đây: