Được biết tới là một quốc đảo, nằm gần Thái Bình Dương nên tháng 8 ở Nhật Bản khá nóng và ẩm, những cơn mưa tầm tã trong mùa cũng đã kết thúc, nhường lại cho cái nắng nóng dao động tầm 32°C. Là khoảng thời gian lý tưởng để diễn ra các hoạt động lễ hội. Để biết được những sự kiện nào sẽ được diễn ra trong tháng 8 này, thì Tour du lịch Nhật Bản sẽ liệt kê một danh sách những lễ hội tiêu biểu tới các bạn.
Khám phá món khai vị hết sức ý vị Chawamushi đến từ Nhật Bản
Được biết tới là một quốc đảo, nằm gần Thái Bình Dương nên tháng 8 ở Nhật Bản khá nóng và ẩm, những cơn mưa tầm tã trong mùa cũng đã kết thúc, nhường lại cho cái nắng nóng dao động tầm 32°C. Là khoảng thời gian lý tưởng để diễn ra các hoạt động lễ hội. Để biết được những sự kiện nào sẽ được diễn ra trong tháng 8 này, thì Chương trình Nhật Bản sẽ liệt kê một danh sách những lễ hội tiêu biểu tới các bạn.
1. Lễ hội Morioka Sansa Odori từ 1/8 - 4/8/2018, Đây là một lễ hội mang một ý nghĩa văn hóa to lớn trong truyền thuyết của Nhật Bản. Sansa, được hiểu như một điệu nhảy truyền thống ở tỉnh Iwate, mang trong mình một câu chuyện riêng về nó “Xưa kia ở vùng này, có một con quỷ đói đã gây không ít rắc rối cho người dân. Vì phải sống trong sự lo lắng sợ hãi nên họ đã cầu khấn thần linh giúp đỡ. Thấm lòng cảm động trước sự thành kính, một vị thần đã xuất hiện diệt trừ con quỷ, nhưng vì lòng vị tha nên vị thần đã để quỷ sống, một mặt còn bắt nó phải hứa rằng không được phép làm hại người dân, để đảm bảo việc giữ đúng lời hứa, quỷ đói đã phải đóng dấu vân tay của mình vào một tảng đá. Kể từ đó trở đi, cuộc sống của người dân trở nên yên bình hạnh phúc, còn tảng đá có dấu vân tay của quỷ chính là thuật ngữ Iwate ngày nay”.
Đi du lịch Nhật Bản tháng 8 khách thăm quan sẽ thấy các vũ công dùng tay múa là nhiều, bên cạnh đó còn có hàng nghìn tiếng trống được vang lên khiến khung cảnh không chỉ hoành tráng mà còn làm cho tim ta phải thình thịch thình thịch. Ý nghĩa của lễ hội này là cầu mong cho một năm đầy may mắn, cuộc sống yên ổn, con cháu đầy đàn.
2. Lễ hội pháo hoa Edogawa Hanabi vào đầu tháng 8, nó được tổ chức ở một địa điểm khá lý tưởng chính là dòng sông Edogawa. Người đến xem có thể quan sát ở hai vị trí nằm tại hai bờ của con sông “Edogawa-ku ở Tokyo và Ichikawa ở Chiba”. Thế nhưng, do Tokyo có sự phát triển khá mạnh về kinh tế dịch vụ nên đã khiến cho Chiba ít nhiều bị lu mờ. Bởi vậy, lễ hội pháo hoa hàng năm này người ta thường thấy số lượng pháo được bắn lên ở phía Chiba có vẻ như nhiều hơn Tokyo.
3. Lễ hội Aomori Nebuta diễn ra từ ngày 2/8 đến 7/8/2018, Đây là một lễ hội trưng bày, diễu hành các chiếc đèn khổng lồ với những hình ảnh nhân vật trong truyền thuyết dân gian của Nhật Bản nói chung và khu vực Aomori nói riêng.
Lễ hội này được sinh ra ở thời kỳ Edo, mới đầu chúng bị cấm đoán do kiến trúc thượng tầng thời Nhật Bản cổ xưa hầu hết các tòa nhà được làm bằng vật liệu dễ cháy, nhưng đến ngày nay cơ sở hạ tầng cũng thông thoáng, an ninh cũng trật tự đã khiến cho sự kiện này được diễn ra thường niên.
4. Lễ hội pháo hoa ở Nagaoka từ mùng 2 đến mùng 3/8, địa điểm diễn ra lễ hội này là ở thành phố Nagaoka - tỉnh Niigata, nó chỉ vẻn vẹn kéo dài trong hai buổi tối. Vấn đề quan trọng ở đây là chúng ta vừa được ngắm nhìn màn trình diễn đặc biệt từ pháo hoa, lại vừa được tham gia vào một bầu không khí cực kỳ thoải mái, tức là những người đến xem sẽ ngồi trên những mảnh bạt, mảnh vải vuông vắn, tạo thành các hàng - các lối thẳng tắp mà không nhổn nháo.
>>> Tham khảo thêm: Tour đi Nhật Bản 5 ngày 4 đêm
5. Lễ hội pháo hoa ở Yokohama vào đầu tháng 8, Nó được tổ chức ở Minato Mirai hay còn gọi là cảng tương lai. Bởi nơi đây có một không gian khá rộng, sát biển nên không khí rất thoáng đãng, chưa kể trong khu vực còn có rất nhiều tòa nhà cao tầng, được coi là những góc quan sát lý tưởng nếu đứng từ trên cao. Đặc biệt tham gia vào lễ hội này, người ta còn được thấy cả những bộ áo truyền thống Yukata.
6. Lễ hội Kanto từ 3/8 đến 6/8, sự kiện này được diễn ra ở thành phố Akita, là những màn trình diễn đèn lồng độc đáo mang một ý nghĩa to lớn về mặt tâm linh nhằm để xua đuổi ma quỷ. Các chùm đèn lồng cao tới 12m, nặng 60kg với nhiều hình dáng đặc biệt. Tham gia lễ hội này, người ta còn được chiêm ngưỡng các màn thi thố đèn lồng giữa các đội tuyển khu vực với nhau, đa phần là những cuộc so tài giữ thăng bằng đèn lồng.
7. Lễ hội thả đèn lồng Hiroshima diễn ra trong ngày 6/8, đây là một sự kiện có dấu ấn lịch sử được tổ chức thường niên vào ngày 6/8. Nó chính là thời điểm mà thành phố này phải gánh chịu một hậu quả rất nặng nề từ một trái bom nguyên tử vào năm 1945, cướp đi hơn 166.000 sinh mạng thường dân. Kể từ đó đến nay, cứ mỗi năm vào ngày này thì người ta thường thả đèn lồng để tưởng niệm những người quá cố, và mong cho linh hồn của họ yên nghỉ ở thế giới bên kia.
8. Lễ hội liên hoan khiêu vũ Tokushima Awa Odori 12/8 - 15/8/2018, là một lễ hội truyền thống thường niên được diễn ra chỉ trong 3 ngày từ 12/8 đến 15/8 tại hòn đảo Shikoku, nó không chỉ thu hút hàng triệu người từ các nơi khác nhau đổ xô về đây mà nó còn là một cơ hội để những người con trên đất đảo đang làm ăn từ xa có dịp quay về nơi sinh ra.
Lễ hội này được hình thành lần đầu tiên vào năm 1586 khi người dân địa phương tổ chức một bữa tiệc để chào mừng lễ khai trương lâu đài Tokushima, trong men say của rượu mọi người cùng ca hát nhảy múa, và kể từ đó hàng năm sự kiện này là một thời điểm không thể thiếu trong năm.
Thế nhưng, vào thời kỳ Edo thì sự kiện này lại phải tuân thủ các nguyên tắc ràng buộc như: Họ chỉ được phép tung hoành nhảy múa trong 3 ngày, các Samurai bị cấm tham gia lễ hội nhưng họ lại được nhảy múa trong nhà và phải đóng kín cửa. Các điệu nhảy khiêu vũ không được phép biểu diễn ở các ngôi đền, đặc biệt người tham gia phải đeo mặt nạ.
Tham gia vào lễ hội này người ta còn được thưởng thức một bài hát truyền thống có lời bài hát khá chua chát “Các vũ công đã là kẻ ngu còn người đứng xem thì lại là lũ ngốc, cả hai đều là những tên ngu ngốc, tại sao không cùng nhảy với nhau”. Và thời gian diễn ra trong 1 ngày sẽ kéo dài từ sáng tới tối mịt.
9. Lễ hội Sanuki Takamatsu từ ngày 12 đến 14/8, được diễn ra tại thành phố cảng Takamatsu trên đảo Shikoku, đây không chỉ đơn thuần là một sự kiện pháo hoa mùa hè, mà người tham gia còn được thưởng thức những màn trình diễn độc đáo từ các vũ công thông qua từng điệu nhảy cổ xưa. Bên cạnh đó vào ngày này còn là thời điểm để con cháu cư dân trên đảo khi đang làm ăn ở nơi xa nhớ về cội nguồn, hay nói chính xác hơn là họ trở về để tảo mộ ông bà tổ tiên. Khi tới đây chúng ta sẽ được chiêm ngưỡng pháo hoa, thưởng thức các món ăn ngon vỉa hè và xem các màn trình diễn nhảy múa độc đáo.
10. Lễ hội lửa Daimonji được tổ chức vào ngày 16/8, đây có thể coi là một lễ hội lửa vô cùng đặc biệt ở Nhật Bản, đừng nên bỏ lỡ. Nó được tổ chức ở 5 vị trí trong thành phố Kyoto, mang một ý nghĩa to lớn “Là thời điểm chào đón các linh hồn của tổ tiên trở lại với thế giới hiện tại”. Đến đây, người ta sẽ thấy mỗi địa điểm khác nhau sẽ có những ngọn lửa bùng cháy với những chữ tượng hình khác nhau.
- Vị trí thứ nhất Daimonji với chữ Đại 大.
- Vị trí thứ hai Myoho với hai chữ 妙 法.
- Vị trí thứ ba là Funagata có hình chiếc thuyền.
- Vị trí thứ tư là Hidari Daimonji, cũng là một chữ 大.
- Vị trí thứ năm là Toriigata, nó có hình dáng của một cánh cổng truyền thống Torii.
11. Lễ hội Asakusa Samba, được diễn ra thường niên vào cuối tháng 8, là một trong những lễ hội mùa hè sôi động và nổi tiếng ở Tokyo, tính tới thời điểm hiện nay lễ hội này đã thu hút trên 500.000 Lữ khách mỗi năm.
Lễ hội này lần đầu tiên được tổ chức vào năm 1981, với sự tham gia của rất nhiều nghệ sĩ nổi tiếng, hàng ngàn nhạc sĩ vũ công trình diễn các bộ trang phục độc đáo.
Nguồn gốc của lễ hội này là sự hội nhập giữa hai nền văn hóa Nhật Bản - Brazil, đến với lễ hội này người ta sẽ được hòa mình vào một bầu không khí vui tươi cùng điệu nhạc. Tuy nhiên, do vị thế khá đặc biệt, nên sự kiện này cũng có vài lần bị hoãn lại do điều kiện tự nhiên không ủng hộ như động đất.
12. Lễ hội Yosakoi, là một lễ hội truyền thống diễn ra vào gần cuối tháng 8 hàng năm, lần đầu tiên đến với công chúng vào năm 1954 tại Kochi và lan rộng trên khắp đất nước Nhật Bản. Điểm nổi bất của lễ hội này là sự kết hợp hài hòa giữa điệu nhảy truyền thống và âm nhạc hiện đại.
Những người tham gia lễ hội này đều không phân biệt các lứa tuổi già trẻ lớn bé, tuy nhiên phần lớn các nghệ sĩ lại được tập trung chủ yếu từ các trường trung học, đại học và cao đẳng. Ngoài ra còn có các nhóm nhảy cộng đồng do các khu phố hợp lại.
Yosakoi được hiểu theo một nghĩa thân thiện là “Hãy đến vào ban đêm”, thoạt tiên người ta tưởng rằng lễ hội này chỉ được tổ chức vào các buổi tối, nhưng thật ra chúng còn được diễn ra vào cả ban ngày.
Điểm đặc biệt của lễ hội ở chỗ, mỗi đội tham gia đều có số thành viên từ 100 - 150 người, họ cùng nhau thể hiện biểu diễn các điệu nhảy truyền thống đặc trưng minh họa cho các lối sống sinh hoạt thường ngày. Bên cạnh lễ hội Yosakoi, người ta còn có thể tham gia vào một lễ hội tương tự như Domannaka Matsuri ở Nagoya, nhưng nó khác ở chỗ “Bất kỳ điệu nhảy dân gian nào cũng đều được phép trình diễn, không bị ràng buộc hay hạn chế các bước nhảy truyền thống”.
13. Lễ hội té nước Fukagawa Hachiman, được diễn ra vào cuối tháng 8 tại Tokyo, là một trong những sự kiện rước kiệu ở Nhật Bản. Thường niên, sẽ có khoảng hơn 50 đội tham gia cùng các vũ công, nhạc sĩ. Nhiệm vụ của các đội là rước kiệu diễu hành trên các tuyến đường chẳng hạn như Koto-ku, xung quanh là những dòng người tấp nập hòa nhập vào buổi lễ. Bên cạnh đó họ còn phải đón nhận những dòng nước lớn từ vòi rồng hay xô nước, điều này thật sự có ý nghĩa, bởi nó vừa có thể giảm được một lượng nhiệt hơn 30°, và cũng vừa có thể giữ gìn được bản sắc văn hóa “Xưa kia trong thời kỳ cổ đại, các vị thần Shinto đã được người dân rước kiệu, diễu hành trên các tuyến phố để thanh lọc những mầm mống của dịch bệnh và các thảm họa về tự nhiên, đem lại một cuộc sống ấm no cho dân chúng”.
14. Lễ hội Koenji Awa Odori, sự kiện này cũng được diễn ra vào cuối tháng 8 trên tuyến phố Koenji - Tokyo. Được biết đến là một khu phố hiện đại nhưng lại là nơi sản sinh của một loại nhạc cụ nổi tiếng Nhật Bản “Punk”. Xung quanh khu vực này có rất nhiều vũ trường, phòng hòa nhạc hay các quán cà phê nhạc nhẹ. Đến với lễ hội này, người ta sẽ được thả mình tham gia cùng các vũ công, biểu diễn trên khắp khu phố với hơn 200 đội khiêu vũ và 12.000 vũ công.
15. Lễ hội cuối tháng 8 Domannaka Matsuri, còn được gọi tắt là Domatsuri, một lễ hội múa - mới được thành lập vào năm 1990 tại Nagoya với sự tham gia của 210 đội múa và hơn 23.000 người biểu diễn. Chính những con số này đã khẳng định được vị thế lớn nhất của lễ hội ở Nhật Bản. Hình thức tham gia của các đội là phải mặc trang phục truyền thống và các điệu múa phải phản ánh được nét văn hóa của từng địa phương, đặc biệt bài hát phải mang được yếu tố dân gian. Bên cạnh đó, các đội quốc tế cũng được tham gia cùng với những quy định riêng biệt.
Trên đây chính là 15 lễ hội tiêu biểu trong tháng 8 ở Nhật Bản mà Hành trình Nhật Bản muốn chia sẽ tới quý các bạn nếu có dịp tới thăm Nhật Bản trong tháng 8 này.
BÀI ĐỌC THÊM: Các món ăn nổi tiếng Nhật Bản