Hoàng cung Tokyo (Hoàng Cư, nghĩa đen, "nơi cư trú của hoàng đế") là nơi cư trú chính của Nhật Hoàng. Khuôn viên Hoàng cung Nhật Bản rộng lớn như một công viên, nằm trong khu Chiyoda của Tokyo, gần ga tàu lửa Tokyo và có nhiều tòa nhà bao gồm cả cung điện chính nhà riêng của gia đình hoàng gia, một kho lưu trữ, bảo tàng và các cơ quan hành chính. nó được xây dựng trên trang địa điểm thành Edo, tổng diện tích bao gồm các khu vườn là 7,41 km vuông (2,86 sq mi).
Tokyo Nhật BảnHoàng cung trong lịch sử Nhật Bản
Chương trình Nhật Bản khám phá Hoàng cung Tokyo (Hán Việt: Hoàng Cư, nghĩa đen, "nơi cư trú của hoàng đế") là nơi cư trú chính của Nhật Hoàng. Khuôn viên Hoàng cung rộng lớn như một công viên, nằm trong khu Chiyoda của Tokyo, gần ga tàu lửa Tokyo và có nhiều tòa nhà bao gồm cả cung điện chính nhà riêng của gia đình hoàng gia, một kho lưu trữ, bảo tàng và các cơ quan hành chính. nó được xây dựng trên trang địa điểm thành Edo, tổng diện tích bao gồm các khu vườn là 7,41 km vuông (2,86 sq mi).
Nơi đây từng là dinh thự của các tướng quân và sau đó là nơi ở của Nhật Hoàng. Bị phá hủy vào Thế chiến II nhưng công trình đã được dựng lại tráng lệ như ban đầu.
Hoàng cung Nhật Bản hiện vẫn là nơi cư trú chính của Hoàng gia Nhật Bản. Cũng giống như dinh thự dành cho các vị lãnh tụ quốc gia trên khắp thế giới, các tòa nhà của hoàng cung và khu vườn bên trong đều không mở cửa tiếp đón Lữ khách . Tuy nhiên, vào hai ngày trong năm (ngày 23 tháng 12 và ngày 2 tháng 1), khách thăm quan có thể vào các khu vườn bên trong hoàng cung để ngắm nhìn Hoàng gia vẫy tay chào từ ban công.
Tên cổ của Tokyo là Edo. Từ những năm 1600 đến 1867, các vị tướng quân cai trị Edo đã chiếm đóng vùng đất này tại trung tâm Tokyo và sống trong Thành Edo. Năm 1868, khi chức tướng quân bị phế truất, Nhật Bản đã chuyển thủ đô từ Kyoto đến Tokyo và chiếm đóng vùng đất có Thành Edo. Sau khi khu quần thể này bị lửa thiêu rụi gần như hoàn toàn, họ đã xây dựng một hoàng cung mới vào năm 1888.
Kiến trúc Hoàng cung Nhật Bản
Hoàng Cung Nhật Bản nằm trong một khu công viên rộng lớn bên ngoài trồng nhiều cây thông cổ thụ cắt tỉa khéo léo, xung quanh là tường đá và hào rộng. Hoàng Cung không lớn được xây trên nền cũ của cung điện Edo và hoàn thành năm 1888, rồi bị tàn phá trong thế chiến thứ 2 do máy bay Mỹ dội bom vào ngày 26 tháng 5 năm 1945. Sau đó cung điện được xây lại cùng kiểu cũ, đến năm 1968 được trùng tu toàn diện như ngày nay.
Phía trước Hoàng Cung là chiếc cầu đá hai nhịp tên là Nijubashi (Nhị Trọng Kiều) bắt qua một hào sâu. Ðây là cây cầu bằng đá có hai nhịp người Nhật thường gọi là cầu “Mắt Kiếng” (Meganebashi) vì trông giống như 2 tròng của cặp kính đeo mắt. Phía sau ẩn mình giữa các cội thông xanh là những cung điện nho nhỏ tường đá trắng mái ngói lam đen chứ không hoành tráng nguy nga như Tử Cấm Thành ở Bắc Kinh hay các cung điện ở Âu Châu, nhìn trang nghiêm nhưng không cổ kính. khách thăm quan chỉ được đứng bên ngoài nhìn tòa lâu đài xa xa mà thôi chứ không được vào bên trong tham quan vì là nơi ở và làm việc của Hoàng gia Nhật hiện nay. Được bao bọc bởi những tường thành cổ và hồ nước sâu, Hoàng cung toát nên một không khí thâm nghiêm, trái ngược với nhịp sống ồn ào, náo nhiệt bên ngoài.
Hoàng cung chỉ mở cửa cho công chúng vào bên trong một năm hai lần, ngày 2 tháng 1 đón chào Năm Mới và 23 tháng 12 Sinh nhật Nhật Hòang, lúc đó Hoàng Gia Nhật sẽ hiện diện trên ban công để dân chúng chúc mừng. Nhật Hoàng hiện nay có tên là Akihito (Minh Nhân) là Thiên Hoàng thứ 125, lên ngôi năm 1989. Những ngày còn lại có trải nghiệm miển phí thuyết minh bằng tiếng Nhât nhưng có thiết bị dịch, từ thứ hai – thứ sáu từ 10.00 am đến 2.20 pm, kéo dài 75 phút, nhưng phải đăng ký trước ít nhất 1 ngày bằng điện thoại:+81-(0)-3-3213-1111, hoặc đăng ký trên mạng. Vào bằng cổng chính Nijubashi, Lữ khách nước ngoài đem theo hộ chiếu và giấy vào cửa được cấp khi đăng ký.
>>> Xem thêm: Công viên Harry Potter ở Osaka Nhật Bản