Từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore... đến Việt Nam, mỗi khi tết Trung Thu về, mỗi đất nước lại mang trong mình những nét văn hóa, phong tục riêng để chào đón ngày lễ này. Hình ảnh mà có thể dễ dàng nhận thấy nhất đó là đâu đâu cũng có hình ảnh những chiếc bánh Trung thu cùng những món đồ chơi màu sắc ngập tràn. Hãy cùng khám phá xem Tết Trung thu ở mỗi đất nước có điều gì đặc biệt và ấn tượng.
Anime Nhật Bản nét văn hóa độc đáo của Nhật BảnTừ Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore... đến Việt Nam, mỗi khi tết Trung Thu về, mỗi đất nước lại mang trong mình những nét văn hóa, phong tục riêng để chào đón ngày lễ này. Hình ảnh mà có thể dễ dàng nhận thấy nhất đó là đâu đâu cũng có hình ảnh những chiếc bánh Trung thu cùng những món đồ chơi màu sắc ngập tràn. Hãy cùng khám phá xem Tết Trung thu ở mỗi đất nước có điều gì đặc biệt và ấn tượng.
Việt Nam
Tết Trung thu Việt Nam là một ngày lễ chủ yếu dành cho trẻ em. Bánh Trung thu đủ kiểu, với nhiều hương vị khác nhau, cùng với lồng đèn thiên hình vạn trạng, đồ chơi muôn màu muôn vẻ, cho đến các loại thức ăn đồ uống... đáp ứng những ước ao của các em nhỏ trong ngày lễ hội.
Nếu người Hoa hay tổ chức múa lân trong dịp Tết Nguyên Đán, người Việt lại đặc biệt tổ chức múa sư tử hay múa lân trong dịp Tết Trung thu. Con Lân tượng trưng cho sự may mắn, thịnh vượng và là điềm lành cho mọi nhà.
Mỗi năm nước Nhật có hai hội thưởng trăng (theo Âm lịch). Hội đầu Zuyoga, gắn với phong tục cổ truyền "Otsuki-mi" - ngắm trăng vào ngày rằm giữa mùa thu, kế đến là hội Zyusanya vào ngày 13/10. Theo tục lệ, hễ ai đã dự hội trăng đầu thì cũng phải dự hội trăng sau, nếu không sẽ gặp xui xẻo.
Theo truyền thống, để chuẩn bị cho đêm Zuyoga, mọi gia đình đều dùng cỏ bông bạc để cắm thay hoa trong nhà. Mâm cỗ trông trăng của người Nhật luôn là một bức tranh phong phú về những sắc màu tươi tắn của các loại bánh truyền thống: bánh nhân táo, dưa hấu, hạt dẻ và các loại hoa quả khác.
Hàn Quốc
Chusok hay còn gọi là Lễ tạ ơn được tổ chức vào ngày rằm tháng 8 là một trong những ngày lễ lớn nhất ở Hàn Quốc. Lễ hội diễn ra suốt vụ mùa, vì thế đây là dịp để người dân lễ tạ tổ tiên đã mang lại cho họ lúa gạo và quả ngọt. Lễ hội được tổ chức từ đêm trước ngày rằm và kết thúc sau ngày 15/8 Âm lịch. Dịp này, người Hàn Quốc luôn dành 3 ngày nghỉ để quây quần bên gia đình và bè bạn, cùng nhau thưởng thức món bánh "Songphyun" - thứ bánh đặc biệt làm từ gạo, đậu xanh, vừng và hạt dẻ.
Sau đó, cả gia đình đi thăm mồ mả của tổ tiên, bày tỏ lòng kính trọng bằng lễ cúng gạo và hoa quả. Buổi tối, trẻ em mặc Hanbok - trang phục truyền thống của Hàn Quốc - và cùng nhảy múa dưới ánh trăng
Trung Quốc
Ở Trung Hoa, Tết Trung Thu được cho là có từ thời vua Đường Minh Hoàng (thế kỷ 8). Theo truyền thuyết, sau khi dẹp xong An Lộc Sơn, Đường Minh Hoàng nhớ thương người đẹp Dương Quý Phi không nguôi. Đêm rằm tháng 8, một vị tiên xuất hiện, hóa phép tạo chiếc cầu vồng giúp vua gặp quý phi. Trở về trần thế, vua luyến tiếc cảnh cung trăng đầy thơ mộng, đặt ra tết Trung Thu.
Singapore
Tại đây, lễ đón Trung thu diễn ra sôi động. Tại quảng trường Sengkang, mọi người tập trung để trải nghiệm các trò chơi thú vị. Đây là dịp để cộng đồng người Hoa tại Singapore thể hiện góc văn hóa giàu có và đa dạng của mình tại khu Chinatown với những chiếc đèn lồng đầy màu sắc, các thành viên trong gia đình quây quần bên nhau, cùng chia sẻ niềm hạnh phúc bên những chiếc bánh thơm ngon và tách trà đậm đà.
Malaysia
Những năm gần đây, vào dịp Trung thu, ở Malaysia ngoài lễ hội Bánh Trung thu (19-21/9) còn có lễ hội đèn lồng vào ngày 16/9. Dịp này, phố phường đều được trang trí bởi hàng trăm, hàng ngàn chiếc đèn lồng sặc sỡ. Đây là dịp để người dân Malaysia và khách thăm quan ra đường hòa mình vào không khí tưng bừng của ngày lễ.
Lào
Người Lào gọi tết Trung thu là lễ hội trăng phước lành, tất cả mọi người đều tụ tập bên gia đình, thưởng trà, ngắm trăng. Khi hoàng hôn buông xuống, các chàng trai cô gái nhảy múa, hát ca thâu đêm.
Campuchia
Vào ngày 15, người Campuchia tổ chức “bái nguyệt tiết” (lễ hội vái lạy trăng) truyền thống. Sáng sớm hôm ấy, người ta bắt đầu chuẩn bị lễ vật cúng nguyệt, gồm hoa tươi, súp sắn, gạo dẹt, nước mía.
Buổi tối, mọi người đặt đồ cúng vào khay, đem để trên một chiếc chiếu lớn và ngồi chờ trăng lên. Khi mặt trăng nhô lên đầu cành cây, mọi người thành tâm bái nguyệt, cầu xin ban phước. Sau đó, người già lấy gạo dẹt nhét vào miệng của trẻ con, nhét cho đến lúc không thể nào nhét vào được nữa mới thôi, để cầu viên mãn, điều tốt đẹp.