Núi Phú Sĩ nổi tiếng trên thế giới và cũng là ngọn núi cao nhất của đất nước Nhật Bản với phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ bởi trên ngọn núi có băng tuyết ngàn năm tạo thành một bức tranh khổng lồ tuyệt đẹp, và điều quan trọng là ngọn núi này có ý nghĩa rất lớn đối với nền văn hóa Nhật Bản không chỉ ý nghĩa tinh thần mà còn cả nền văn hóa của đất nước này.
Bánh MochiNgọn núi này bắt nguồn từ ngọn núi lửa nhưng hiện nay không hoạt động nên đã tạo một số cảm hứng cho các nhà thơ để tạo ra các bài thơ ngắn và các bức tranh được in bằng những bản gỗ khắc qua nhiều thế kỷ đưa ngọn núi này đi trên khắp thế giới. Ngọn núi Phú Sỹ có hình nón và đã trở thành biểu tượng mang tính chất hình tượng của xứ sở mặt trời mọc.
Nhũng ai muốn chinh phục được đỉnh ngọn núi lửa cao 3.776 mét thì tự nguyện đóng góp 1.000 yên. Khi đó khách thăm quan sẽ được trao huy hiệu xác nhận mình đã leo lên ngọn núi này. Với số tiền được các nhà leo núi hay Lữ khách đóng góp sẽ được dành vào việc tu bổ các nhà vệ sinh, nơi nghỉ ngơi, hay các vấn đề môi trường xảy ra.
Núi Phú Sĩ tuy đang ngủ đỉnh núi bao phủ băng tuyết nhưng đó vẫn là một ngọn núi lửa hoạt động. Vào năm 1708 ngọn núi đã phun trào đó là đợt phun trào cuối cùng cho đến nay. Mỗi năm theo số liệu thống kê thì có khoảng 400 nghìn người leo lên được ngọn núi này và đã đươc đưa vào danh sách Di sản thế giới của UNESCO.
Để leo được ngọn núi cao nhất đất nước Nhật Bản thì người leo núi phải có một thể lực thật tốt, khách thăm quan sẽ được leo theo trải nghiệm . Trong các Hành trình Nhật Bản thì hành trình leo núi Phú Sĩ là nguy hiểm và nặng nhất, chỉ với khoảng 30% số người tham gia leo núi là có thể leo lến đến đỉnh núi. Những người leo núi thường xuất phát từ buổi chiều để sáng hôm sau khi thức giấc sẽ được ngắm nhìn cảnh mặt trời mọc từ trên đỉnh núi Phú Sĩ.
Để leo núi cho an toàn thì Lữ khách cần có giày leo núi quen chân, vừa chân, đế bằng và quan trọng là có độ ma sát cao, dễ cử động, thoải mái đôi chân và phải chắc. Khi leo núi khách thăm quan không nên chọn những đôi vớ dầy mà nên chọn những đôi vớ mỏng và có độ mềm thấm mồ hôi, để tránh bị côn trùng căn thì Lữ khách nên có thêm một đôi vớ dài bên ngoài để có thể trùm lên quần. Điều quan trọng là khi khách thăm quan mang hai đôi vớ sẽ làm được sự độ hay ma sát của giày vào chân, tránh làm đôi chân bị đau hay phồng rộp da chân
Lữ khách cũng nên trang bị cho mình một chiếc găng tay lên có độ ma sát cao và chuẩn bị thêm đôi găng tay ni – lông hay găng tay không thấm được nước để khi gặp trường hợp trời mưa mới được sử dụng
Quần áo thì phải quần dài vừa không quá dài và điều quan trọng khi leo núi không nên mặc quần jean hay quần vải mỏng, càng không nên mặc các loai quần bó. Áo thì nên chọn những chiếc áo thun rộng vừa phải không quá rộng, thấm được mồ hôi. Khi dừng lại nghỉ ngơi thì khách thăm quan nên mặc áo ấm vào để tránh trúng gió dễ bị bệnh cảm. Trang bị thêm một áo mưa vì áo mưa có rất nhiều công dụng không chỉ che mưa mà còn có thể mặc vào tránh rét và gió. Thêm nữa là Lữ khách cần chuẩn bị thêm một chiếc khăn mặt dày có thể quấn quanh cổ và thắt nút để lau mồ hôi và giữ ấm cho cổ, giữ nước, khăn quàng cổ còn có tác dụng là chống cháy nắng ở vùng gáy cho bạn.
Các thiết bị không thể thiếu khi leo núi đó là gậy, đèn, bình oxy, khách thăm quan nên mua loại đèn đội lên đầu thì việc đội lên đầu sẽ đỡ được việc cầm tay, giúp Lữ khách leo treo dễ dàng các thiết bị này khách thăm quan có thể mua được ở trạm thứ 5. Ở trên núi cao thì không khí càng loãng nên việc có một bình oxy sẽ giúp Lữ khách nhanh chóng lấy lại sức khi mệt. Nếu khách thăm quan nào không muốn ngủ ở các nhà nghỉ trọ ở các trạm mà muốn ngủ ở ngoài cùng với thiên nhiên thì nên mang theo túi ngủ.
Chúc các bạn có chuyến đi leo núi Phú Sĩ Nhật Bản an toàn và vui vẻ!