Như một hình thức gìn giữ truyền thống văn hóa, lễ hội Gion ở Kyoto đã trở thành một lễ hội cực quan trọng của người Nhật Bản. Mục đích ban đầu của lễ hội là cầu xin thần linh để tránh thiên tai, bệnh dịch và mãi đến ngày nay, mục đích này cũng không thay đổi. Lễ hội Gion ở Kyoto và rất nhiều lễ hội khác ở Nhật Bản là những nét đẹp văn hóa được lưu giữ, trân trọng và còn mãi với thời gian.
Tổng hợp những võ thuật Nhật Bản đã có tiếng trên thế giớiNhư một hình thức gìn giữ truyền thống văn hóa, lễ hội Gion ở Kyoto đã trở thành một lễ hội cực quan trọng của người Nhật Bản. Mục đích ban đầu của lễ hội là cầu xin thần linh để tránh thiên tai, bệnh dịch và mãi đến ngày nay, mục đích này cũng không thay đổi. Lễ hội Gion ở Kyoto và rất nhiều lễ hội khác ở Nhật Bản là những nét đẹp văn hóa được lưu giữ, trân trọng và còn mãi với thời gian. Nếu có cơ hội đến Nhật vào dịp này, đừng quên ghé thăm Kyoto, hẳn bạn sẽ có những trải nghiệm tuyệt vời với lễ hội Gion đấy.
Văn hóa
Đã từ lâu, Kyoto là vùng đất phải chịu nhiều thiên tai như động đất, lũ lụt, hỏa hoạn và dịch bệnh triền miên. Người Nhật tin rằng việc tổ chức lễ hội có thể cầu xin các vị phần phù hộ tránh khỏi thiên tai, giữ cho tinh thần được thanh thản, tránh mọi sợ hãi và phiền muộn. Lễ hội Gion được ra đời với lý do đó.
Lịch sử lâu đời của lễ hội Gion
Thường được gọi là “Gion-san”, lễ hội Gion được tổ chức tại đền Yasaka, Kyoto là một trong ba lễ hội lớn nhất tại Nhật Bản. Lễ hội diễn ra từ ngày 01/07 đến 31/07, kéo dài suốt một tháng với rất nhiều hoạt động sôi nổi, thu hút rất nhiều khách thăm quan tham quan, đóng góp rất lớn cho nền kinh tế trải nghiệm ở Kyoto.
Lễ hội Gion bắt đầu được tổ chức thường niên từ năm 970. Vào thời nội chiến Onin (1467-1477), lễ hội từng bị tạm ngưng những 33 năm và được đưa trở lại từ năm 1500.
Đền Yasaka, cái nôi của lễ hội Gion, nằm ở phía đông thành phố Kyoto, vốn là một trong những thắng cảnh đẹp và nổi tiếng nhất của Kyoto cùng với chùa Vàng, chùa Bạc… Nơi đây thờ 3 vị thần của Thần đạo là Susanoo-no-mikoto, Kushiinadahime-no-mikoto và Yahashira-no-mikogami. Đền được bắt đầu xây dựng từ năm 656 và trở thành đối tượng được sự bảo trợ của Hoàng gia trong suốt thời kỳ Heian.
Edit
Đền Yasaka, Kyoto - Ảnh: Victor Lee
Lễ diễu hành công phu và hoành tráng
Một trong những nét văn hóa độc đáo của Lễ hội Gion chính là hoạt động lễ diễu hành Yamaboko Yunko được tổ chức vào ngày 17/07. Sẽ là một sự thiếu sót nếu nói đến lễ diễu hành mà không nói đến hai loại kiệu dùng trong buổi diễu hành này. Hai loại kiệu này chính là Hoko và Yama. Với cách lắp ráp, trang trí bằng nhiều món đồ thủ công tinh xảo cùng nhiều đồ vật mang đậm nét văn hóa truyền thống của Nhật Bản, chiếc kiệu như một tác phẩm văn hóa đặc sắc được người dân bảo vệ và lưu giữ đến ngày nay.
Hoko là loại kiệu hai tầng, trọng lượng khoảng từ 7 – 9 tấn (có khi lên đến 12 tấn), chiều cao lên đến 25 mét, kiệu có 4 bánh xe, đường kính khoảng 1,9 mét. Để di chuyển kiệu khổng lồ này, người ta cần đến 40 – 50 người kéo kiệu gọi là Hikiko, 4 người ngồi trên mái của kiệu để kiểm soát di chuyển gọi là Yanekata, 2 người đứng trước hô khẩu hiệu gọi là Ondori, ngoài ra tầng hai còn có đến 35 – 40 người đứng trên kiệu chơi nhạc cụ để lễ hội thêm phần khí thế.
Khác với Hoko, kiệu Yama nhỏ hơn. Kiệu Yama được 14 - 24 người vác trên vai, tùy theo vật liệu, đồ trang trí trên kiệu như búp bê, dù giấy, cây trừ tà… mà kiệu có trọng lượng khác nhau, thường là vào khoảng từ 0,5 – 1 tấn. Buổi diễu hành sẽ có tất cả 32 kiệu, trong đó có 23 kiệu Yama và 9 kiệu Hoko. Chắc hẳn bạn sẽ phải trầm trồ về mức độ đầu tư của người dân tham gia lễ hội cũng như số lượng người tham gia buổi diễu hành này.
Edit
Các Hikiko đang kéo kiệu Hoko - Ảnh: NIKONLOVE
Edit
Dàn nhạc công trên kiệu - Ảnh: Chris Gladis
Edit
Vẻ lộng lẫy của kiệu Hoko - Ảnh: Hansel and Regrettal
Edit
Edit
Lễ diễu hành hoành tráng qua các đường phố ở Kyoto - Ảnh: Izu navi, Richard Scott
Các hoạt động phong phú
Ngoài lễ diễu hành Yamaboko Yunko, lễ hội Gion còn có rất nhiều hoạt động chuẩn bị, vui chơi, hội họp rất phong phú như Omukae-Chochin (nghi lễ đám rước được tổ chức để chào đón các Mikoshi – đền thờ di động), Mikoshi-Arai (nghi thức thanh tẩy Mikoshi), Lễ dựng kiệu Hoko và Yama, Gion Bayashi (các buổi lễ thử kéo kiệu Hoko và Yama)… Trong đó, nổi bật là 3 đêm trước lễ diễu hành (Yoiyama), gồm ngày 14 - Yoiyoiyoiyama, ngày 15 - Yoiyoiyama và ngày 16 - Yoiyama.
Edit
Dòng người đổ xô đến với lễ hội Gion, đặc biệt trong 3 đêm Yoiyama - Ảnh: Hansel and Regrettal
Trong những ngày này, khu vực thương mại của Kyoto sẽ được dành riêng cho người đi bộ với một dãy phố dài gồm các quầy hàng bán thức ăn truyền thống của Nhật Bản như Yakitori (gà xiên nướng), Taiyaki (bánh cá nướng), Takoyaki (bạch tuộc viên), Okonomiyaki (bánh xèo Nhật Bản) và rất nhiều loại bánh ngọt đặc sắc khác. Bên cạnh đó, các buổi biểu diễn kịch Kyogen, nghi thức cắt dây, múa trừ tà Iwami Kagura, triển lãm các bảo vật gia truyền của người dân địa phương cũng được tổ chức.
Edit
Edit
Edit
Các hàng ẩm thực và trò chơi tại lễ hội Gion - Ảnh: ORAZ Studio
Nguồn: Internet