Nghĩa trang Okunoin trên núi Koya được mệnh danh là thánh địa Phật giáo Nhật Bản và cũng là điểm hành hương linh thiêng nhất xứ sở Mặt Trời mọc.
Hòn đảo Yakushima - Thiên đường xanh của Nhật BảnNghĩa trang Okunoin trên núi Koya được mệnh danh là thánh địa Phật giáo Nhật Bản và cũng là điểm hành hương linh thiêng nhất xứ sở Mặt Trời mọc.
Mặc dù được gọi là "nghĩa trang" nhưng Okunoin chỉ an táng duy nhất một thi hài, là thi hài của thầy Không Hải (hay Không Hải Thần Tăng hoặc Hoằng Pháp Đại Sư). Ông chính là một vị cao tăng vang danh ở Nhật Bản, là người sáng lập chi phái Phật giáo Chân ngôn tông của Nhật Bản. Khi còn tại thế, thầy Không Hải được Thiên Hoàng ban tặng cho vùng núi Koya (Cao Dã) để mở đạo trường, tu tập và phát triển Phật giáo đất nước. Nên sau khi viên tịch, thầy được thờ phụng trong một ngôi đền nhỏ gọi là Ngự Miếu (Gobyo).
Muốn đến nghĩa trang Okunoin, bạn phải đi qua một con đường gần 2 km. Hai bên là 500.000 bài vị và bia mộ khắc tên những nhân vật quan trọng trong lịch sử Nhật Bản. Đó là những người mong muốn sau khi qua đời được ở gần thầy Không Hải để được cứu rỗi và bình yên.
Chủ nhân bộ ảnh về Okunoin đang gây sốt, anh chàng Thành Luân có chia sẻ: "Người ta tương truyền một 1 câu là tất cả mọi người Nhật Bản đều ao ước được đến Koyasan 1 lần trong đời, và gột rửa mọi thứ từ bên trong. Những giá trị mà bản cảm nhận được, chắc chắn không hề giống hệt ai khác, nên chỉ có thể tự đặt chân đến, bước đi và tự mình chiêm nghiệm mà thôi. Với mình, đây mới là lí do tại sao mình đam mê đến mức tôn thờ nước Nhật, không phải vì nó đẹp, mà bởi cảm giác bình yên nó mang lại cho mỗi lần mình trở về".
Okuno-in là nghĩa trang lớn nhất Nhật Bản với 500.000 bia mộ, và trên 10.000 đèn lồng “không bao giờ tắt”, nhiều bia mộ là của những danh nhân vĩ đại trong lịch sử nước Nhật như Oda Nobunaga hay những nhà sáng lập của Kirin, Nissan, Toyota.
Vẻ huyền bí bao trùm trên những chiếc đèn lồng tinh xảo phủ kín lớp rêu phong.
Những ngôi tượng như thế này có ở khắp nơi, và có vẻ ko chỉ là sắp xếp ngẫu nhiên.
Đa số khách thăm quan và người tu hành chọn buổi chiều tối hoặc sáng sớm để đi dạo, có lẽ vì lúc ấy ánh sáng choạng vạng cộng với tiếng gió, tiếng côn trùng, như đưa con người vào 1 thế giới bình yên tuyệt diệu.
Chiếc cầu bắc qua lăng mộ của ngài Kobo Dashi, với 37 bia tương trưng cho 37 vị đại trù trì của vùng thánh địa này.
Nghi lễ dâng đồ ăn.
Vào 6h và 10h mỗi sáng, 2 vị sư sẽ khiêng mâm đồ ăn dâng cho thầy Không Hải. Mâm đồ ăn gọi là shojin ryori tức là đồ chay. Món ăn được làm ra rất tinh xảo, nghệ thuật, hài hoà giữa tất cả màu sắc và gia vị, thể hiện sự cân bằng trong vạn vật.
Sảnh điện vĩnh hằng, với 5000 chiếc đèn lồng tương truyền là “không bao giờ tắt”.
Sáng nào, người gác điện cũng tắm ở dòng suối trước điện thờ ngoài với nhiệt độ khoảng -5 độ, vừa ngâm mình vừa hô to bài kinh như chiến binh xông pha trận mạc
Thú vui đặc biệt nhất của Koyasan là ở lại trong chùa trên núi, với 53 ngôi chùa từ bình dân (3.000.000 VNĐ/đêm) đến những ngôi chùa linh thiêng nhất, cổ xưa nhất (~10.000.000 VNĐ), bạn sẽ được trải nghiệm chất Nhật Bản chân thật nhất như những thước film thời Edo ngoài đời thực. Tại đây, Lữ khách sẽ ở phòng chiếu cói tatami, mặc yukata, ăn chay và tham gia cầu kinh vào buổi tối cùng sư sãi.