Khăn tay được xem là vật bất ly thân của người Nhật, là một nét văn hóa đẹp của người dân đất nước mặt trời mọc. Một chiếc khăn vải nhỏ với kích thước chỉ 35x90cm đa dạng về màu sắc luôn được mọi người Nhật trang bị sẵn trong người. Vượt ngoài công năng của một chiếc khăn tay bình thường, khăn Tenugui còn được biến hóa đa dạng trong công dụng cũng như giá trị về lịch sử, nghệ thuật trong đời sống người Nhật.
Giải mã bí mật lễ hội Kanda Nhật BảnGiá trị lịch sử và nghệ thuật
Vào thời Heian( 794-1185) khăn chỉ xuất hiện trong các buổi cúng tế thần linh. Khăn tay không mang giá trị sử dụng cá nhân, khăn tay được mặc định là vật phẩm cúng bái. Vì thời kỳ này bông vải chưa được trồng phổ biến rộng rãi ở khắp mọi nơi. Mãi đến thời Edo ( 1603-1868) Nhật Bản mới có những bước tiến mới trong nông nghiệp. Các loại cây trồng được đa dạng, trong đó bông vải được trồng nhiều hơn ngành dệt cũng từ đó mà phát triển. Đây là bước ngoặt của Tenugui xuất hiện rộng rãi trong đời sống thường ngày của người Nhật. Cuộc cách mạng về mặt kỹ thuật nhuộm vải vào thời Chowa đã thay đổi diện mạo của Tenugui.
Với những mảnh vải cotton hình chữ nhật và kỹ thuật nhuộm Chosen được vận dụng bởi bàn tay khéo léo của những người thợ thủ công đã làm đa dạng hơn Tenugui trong đời sống. Những chiếc khăn được nhuộm bằng loại chất nhuộm lỏng, từ trên xuống chỉ 1 lần duy nhất. Một số trường hợp khăn không đều màu nhưng phương pháp truyền thống này giúp vải luôn mền mại và hút nước rất tốt. Những chiếc khăn tay không còn đơn điệu về mặt thẩm mỹ mà được nhuộm màu và được xem đối tượng nghệ thuật của giới sáng mỹ thuật.Trên những chiếc khăn tay hình chữ nhật ẩn chứa giá trị lớn về mặt mỹ thuật. Những họa tiết trên Tenugui rất đa dạng với nhiều ý nghĩa khác nhau: hình cá nóc Fugu biểu thị may mắn, họa tiết chim cú mang tính khích lệ vượt qua khó khăn, họa tiết dơi thể hiện mong ước sống thọ,…cùng nhiều biểu tượng đa dạng khác từ thiên nhiên.
Tenugui là cả thế giới quan của người Nhật được tái hiện sinh động trên một mảnh vải nhỏ. Nhãn hiệu khăn Kamawanu nổi tiếng của Nhật còn có các mẫu khăn cho từng tháng, mùa trong năm điều này càng minh chứ cho tính thiết yếu của Tanugui trong đời sống người Nhật.
Một Tenugui đa năng
Người Nhật luôn dùng khăn tay, họ chỉ thay khăn giấy trong các trường hợp bất khả kháng như lúc sổ mũi.Ngoài những công năng của một chiếc khăn tay thông thường như lau tay khi ướt. Một số vận dụng vào đời sống của Tenugui hết sức độc đáo mà bạn chỉ có thể bắt gặp ở Nhật Bản như quấn quanh đầu, tạo thành dấu hiệu đồng phục, đánh dấu hành lý, tấm phủ lên đồ đạc, phủ vào giỏ xách, bọc các vật nóng- lạnh, làm quà tặng,… Với những thông tin hữu ích trên hi vọng sẽ là hành trang đắc lực cho khách thăm quan trong hành trình khám phá trọn vẹn tour Nhật Bản cùng với VietSense Travel.