==HOTLINESHOW==  ==HOTLINESHOWOTHER==

Maneki Neko có thể gọi là Mèo vẫy khách, hoặc Mèo vẫy gọi là loại tượng dùng phổ biến tại Nhật Bản, về sau tượng này cũng được các nước Đông Nam Á dùng, thường được làm bằng gốm về sau này còn có thể làm bằng nhựa và kết hợp thêm các linh kiện điện tử để bức tượng có thể chuyển động, nhấp nháy hoặc phát ra âm thanh.....vv Chú mèo Maneki Neko được cho là mang may mắn đến cho chủ nhân, hoặc gọi chào những hiền tài về cho chủ nhân, hiện tại trên thị trường có rất nhiều mẫu mã khác nhau, nhưng chủ yếu theo hình tượng 1 chú mèo ngồi và dơ 1 tay lên vãy, chú thường được đặt ở cửa hoặc đối diện cửa ra vào, các chủ tiệm buôn bán rất hay đặt, ngoài ra người ta dùng hình tượng Maneki Neko làm các vật lưu niệm ...

Bento – nét văn hóa ẩm thực của Nhật Bản Bento – nét văn hóa ẩm thực của Nhật Bản

Maneki Neko có thể gọi là Mèo vẫy khách, hoặc Mèo vẫy gọi là loại tượng dùng phổ biến tại Nhật Bản, về sau tượng này cũng được các nước Đông Nam Á dùng, thường được làm bằng gốm về sau này còn có thể làm bằng nhựa và kết hợp thêm các linh kiện điện tử để bức tượng có thể chuyển động, nhấp nháy hoặc phát ra âm thanh.....vv Chú mèo Maneki Neko được cho là mang may mắn đến cho chủ nhân, hoặc gọi chào những hiền tài về cho chủ nhân, hiện tại trên thị trường có rất nhiều mẫu mã khác nhau, nhưng chủ yếu theo hình tượng 1 chú mèo ngồi và dơ 1 tay lên vãy, chú thường được đặt ở cửa hoặc đối diện cửa ra vào, các chủ tiệm buôn bán rất hay đặt, ngoài ra người ta dùng hình tượng Maneki Neko làm các vật lưu niệm ...

Maneki Neko, Mèo vẫy khách - Ảnh 1

Đền Gotoku được xem là nơi xuất xứ nguyên gốc của Maneki Neko.

Đặc điểm cơ bản

Điệu bộ

Đối với người phương Tây, điệu bộ của Maneki Neko giống như đưa chân lên xuống hơn là vẫy tay ra hiệu. Điều này cũng giống như người Việt Nam muốn gọi ai đó thì úp lòng bàn tay xuống khi ra hiệu muốn ai đó đi về phía mình, trong khi người phương Tây lại ngửa lòng bàn tay lên khi ra hiệu.

Đôi khi Maneki Neko còn được làm vẫy chân trái hoặc cả hai chân trước. Sự quan trọng của việc vẫy bên trái hay bên phải tùy thuộc vào thời gian và địa điểm. Người ta tin rằng vẫy chân trái sẽ rước được nhiều khách hàng, còn vẫy chân phải sẽ mang lại may mắn và tài lộc. Nhưng vẫn có những ý kiến trái ngược nhau về vấn đề này.

Vòng cổ, yếm, và chuông

Maneki Neko thường có vài thứ trang trí ở xung quanh cổ. Nó có thể là khăn quàng cổ, nhưng thông dụng nhất vẫn là vòng cổ, chuông và yếm để trang trí. Những thứ trang trí này có nhiều khả năng là bắt chước của trang phục phổ biến cho mèo trong các hộ gia đình giàu có trong thời kỳ Edo.

Đồng tiền

Maneki Neko đôi khi được thể hiện cầm một đồng tiền vàng cổ của Nhật Bản (được gọi là koban), được sử dụng trong suốt thời kỳ Edo. Một đồng Koban có giá trị một ryō (両, Hán-Việt: lạng), điển hình thì Maneki Neko giữ một đồng vàng Koban trị giá mười triệu lượng (千万両 (せんまんりょう), Hán-Việt: thiên vạn lượng).

Vật liệu

Maneki Neko thường được làm bằng gốm. Tuy nhiên nó cũng có thể được làm bằng nhiều vật liệu khác nhau từ nhựa, đến gỗ, giấy bồi cho đến đất sét. Một số tượng Maneki Neko đắt tiền có thể làm bằng vàng. Còn loại chuyển động được đa phần làm từ nhựa.

 

Nguồn: wikipedia + Internet

 

Maneki Neko, Mèo vẫy khách

Maneki Neko, Mèo vẫy khách
82 9 91 173 bài đánh giá
==HOTLINESHOW==