Nhật Bản có nền văn hóa rất phong phú. Bên cạnh kimono, sushi... trà đạo cũng là một nét truyền thống có từ lâu đời và được nhắc tới nhiều khi nói về xứ sở hoa anh đào. Trà đạo đã trở thành một bộ môn nghệ thuật và hàng triệu khách thăm quan Nhật Bản muốn được thưởng thức nó.
Khám phá ngay lễ hội Kanda hot nhất tại Nhật BảnNhật Bản có nền văn hóa rất phong phú. Bên cạnh kimono, sushi... trà đạo cũng là một nét truyền thống có từ lâu đời và được nhắc tới nhiều khi nói về xứ sở hoa anh đào. Trà đạo đã trở thành một bộ môn nghệ thuật và hàng triệu khách thăm quan Nhật Bản muốn được thưởng thức nó.
Trà đạo phát triển từ khoảng cuối thế kỷ XII. Theo các tài liệu, vào khoảng thời gian đó, có vị cao tăng người Nhật tên Eisaisang Trung Hoa để học hỏi. Khi trở về nước, ngài mang theo một số hạt trà về trồng trong sân chùa. Công dụng giúp thư giãn như một thú vui tao nhã của trà đã được phổ biến và ưa chuộng. Người dân xứ Phù Tang đã kết hợp thú uống trà với tinh thần thiền của Phật giáo để nâng cao nghệ thuật thưởng thức trà, phát triển nghệ thuật này trở thành trà đạo.
Tinh thần chủ yếu của trà đạo là Hòa - Kính - Thanh - Tịch. Tron đó, “Hòa” có nghĩa là sự hài hòa giữa con người và thiên nhiên, sự hòa hợp giữa trà nhân với các dụng cụ pha trà. “Kính” là lòng kính trọng, sự tôn kính đối với người khác. “Thanh” ý chỉ tấm lòng thanh thản, yên tĩnh khi mọi thứ đều trở nên hòa hợp, không phân biệt. “Tịch” có nghĩa là sự vắng lặng, tĩnh lặng mang đến cho con người giảm giác yên tĩnh, trầm tư.
Để thưởng thức được nghệ thuật trà đạo thì không gian phòng trà cũng rất quan trọng. Phòng trà dược bày biện rất đơn giản, trang trí những bức thư pháp, quạt giấy kiểu Nhật, không gian thể hiện sự ấm áp, nhẹ nhàng, không kém phần tinh tế. Và những người phục vụ trà đạo thường mặc kimono. Khi bước vào bạn sẽ thấy một không gian đậm chất truyền thống Nhật Bản. Ở trong phòng trà cũng không có ghế ngồi. Một bàn trà gồm có: Ấm, chén, bình đựng trà, bình chuyên, bình hãm trà, bếp lò than, nồi châm trà, gáo pha trà, đồ gạt trà.
Qui trình pha trà khá cầu kì và phải đảm bảo nhiều yếu tố. Thứ nhất là về nước pha trà. Người ta không dùng nước đang sôi để pha trà mà thứ nước này luôn được giữ trong một bình thủy hay được nấu trong một ấm kim khí không đậy nắp được đun trên bồn than rất yếu để giữ nước luôn ở khoảng 80 – 90 độ C.
Thứ hai, ấm pha trà và tách trà cần được tráng bằng nước trong bình thủy để làm ấm sau lau lại bằng khăn cho khô.
Thứ ba là giai đoạn cho trà vào ấm. Nhưng công việc này cũng không thể tùy tiện vì có nhiều loại trà khác nhau.
Khi pha trà, người ta cần đặc biệt chú ý đến lượng nước. Bạn không thể để thừa nước trà trông ấm mà phải rót sao cho cân bằng só tách. Bởi nếu nước còn sót lại trong trà sẽ làm giảm chất lượng lần trà kế tiếp. Người rót trà cũng không được rót đầy ắp tách trà cho người đầu tiên mà phải đi theo lần lượt và khi rót hết lượng trà trong bình mới mời khách.
Cách thức uống trà cũng không phải đơn giản đâu nhé. Đặc biệt, sau khi thưởng thức ngụm cuối cùng, Lữ khách nên kèm theo tiếng “khà” nhẹ nhàng như một cách thể hiện sự cảm kích, tán thưởng. Đây được xem như lời khen ngợi, sự khích lẹ người pha trà. Người Nhật cũng thường ăn kèm một loại bánh có tên wagashi khi uống trà đạo như để tăng thêm hương vị cho nó. Wagashi có vị ngọt nhẹ nhàng, hòa quyện cùng vị trà sẽ tạo nên một cảm giác thanh mát, tao nhã, lâng lâng khó tả.
Trà đạo từ lâu đã trở thành một biểu tượng trong nền văn hóa Nhật Bản. Qua nhiều thế hệ, nghệ thuật này vẫn tiếp tục tồn tại và không ngừng phát trển, là niềm tự hào của Nhật Bản mỗi khi nhắc đến.