==HOTLINESHOW==  ==HOTLINESHOWOTHER==

Khi đi thăm quan Nhật Bản chắc chắc bạn không thể bỏ qua các ngôi đền, chùa tại đây. Và để thêm vào hành trang của bạn được phong phú hơn chúng tôi đưa đến cho bạn một số phong tục tập quán khi đi chùa, đền tại xứ Phù Tang này.

Nhà Ở Nhật Bản - Kết Hợp Phong Cách Truyền Thống Và Hiện Đại! Nhà Ở Nhật Bản - Kết Hợp Phong Cách Truyền Thống Và Hiện Đại!

Súc miệng và rửa tay ở temizuya

Những phong tục khi đến các đền tại Nhật bản bạn nên biết - Ảnh 1Edit

Luôn có một chậu nước lớn bằng đá gọi là temizuya nằm ở bên đường sando để bạn "gột sạch" bản thân trước khi vào trong đền. Đầu tiên, bạn lấy cái muôi ở bên tay phải, múc nước và rửa tay trái, rồi đổi tay để rửa tay phải. Tiếp theo, cầm lại muôi bằng tay phải lấy thêm nước để rửa miệng. Tuyệt đối không kề muôi lên miệng mà dùng tay để hứng nước. Cuối cùng bạn rửa lại tay trái, cất muôi về chỗ cũ.   

Viết một tấm thẻ cầu nguyện

Những phong tục khi đến các đền tại Nhật bản bạn nên biết - Ảnh 2Edit

Từ xa xưa, mọi người quan niệm các vị thần cưỡi ngựa, và những con ngựa thật từng được dùng như một món đồ tế. Tuy nhiên, hiện nay, người Nhật dùng "ema" - thẻ cầu nguyện làm bằng gỗ thường có hình ngựa. Khi đến chùa để cầu khấn, bạn có thể cầu bằng cách viết những lời ước lên thẻ và treo hay buộc chúng ở nơi đã được quy định. 

Không đi bộ vào giữa đường sando

Những phong tục khi đến các đền tại Nhật bản bạn nên biết - Ảnh 3Edit

Lúc bước vào đường sando, không nên đi vào giữa đường. Chỗ đó mọi người thường gọi là "seichuu" và nó chỉ dành cho các vị thần đi. Ngoài ra, khi đang ở trong khuôn viên đền, cần chú ý không nói quá to. 

Cúi chào trước khi bước qua cổng Torii

Những phong tục khi đến các đền tại Nhật bản bạn nên biết - Ảnh 4Edit

Trước mỗi đền luôn có cổng torii, cổng đầu tiên được gọi là "ichi no torii" trong tiếng Nhật. Sau khi bước qua cổng này bạn sẽ tới con đường sando dẫn vào đền. Nhưng trước hết bạn phải dừng lại và cúi chào ở cổng torri. 

Cúi chào ở cổng Tori trước khi về

Khi ra về, bước qua cổng torii, hãy quay lại và cúi chào lần nữa về phía đền. Điều quan trọng nhất khi đi cầu khấn ở đền là đưa ra những mong muốn của mình tới các vị thần.

Rung chuông trước khi khấn vái

Khi bước tới đền chính, không nên đứng ở chính giữa, lý do giống với việc bạn không được đi ở giữa đường sando. Sau đó, cúi chào một lần, nếu có chuông gần đó, hãy rung chuông. Đó là cách bạn thông báo với các vị thần rằng mình đến thăm chùa. 

Ủng hộ tiền trước khi khấn vái

Nên bỏ tiền vào hộp một cách nhẹ nhàng. Các ngôi đền không có quy định về số tiền ủng hộ, vì vậy bạn có thể bỏ bao nhiêu tùy tâm, 1 yen hay 10.000 yen đều được. Tuy nhiên, mọi người cho rằng bỏ 5 yen (hơn 1.000 đồng) là tốt nhất bởi số tiền đó đồng nghĩa với từ "gắn kết" (trong một mối quan hệ). 

Khi khấn phải cúi hai lần, vỗ tay hai lần và cúi thêm lần nữa

Đầu tiên, lúc bạn cúi lần hai, mặt phải hướng lên phía đền, cúi thật thấp tới mức lưng phẳng và hông tạo góc 90 độ. Khi vỗ tay, phải chắc là mu bàn tay hơi thấp hơn so với bên tay trái, mở rộng cánh tay tới vai và vỗ hai lần. Sau đó thu tay lại và hạ xuống để cầu. Khi khấn cầu xong hãy cúi chào thật thấp một lần nữa. Tuy nhiên, nhiều ngôi đền có quy định riêng về cách khấn, ví như ở Shimane, bạn phải cúi hai lần, vỗ tay 4 lần rồi cúi thêm một lần.

Cách khấn trong đền

Nếu lần đầu đi một ngôi đền Nhật Bản, bạn nên bắt đầu đọc bằng tên mình, địa chỉ, và những điều mong muốn khi cầu. Cho những lần khấn sau, bạn có thể đơn giản, rút gọn phần giới thiệu đi. 

Lấy một thẻ may mắn

Nếu lấy phải một thẻ không tốt, bạn hãy buộc nó lại theo thứ tự để xua đuổi điềm xấu. Nếu lấy được thẻ tốt thì không cần buộc lại. Không nên buộc thẻ lên cây vì sẽ tổn hại tới chúng và trong đền luôn có chỗ riêng để bạn buộc các thẻ này. 

Điểm khác biệt lớn nhất giữa một ngôi đền của đạo Shinto và chùa là cách bạn cúi lạy và khấn. Ở đền, bạn vỗ tay nhưng ở chùa bạn chỉ cần chắp tay lại và khấn.

Những phong tục khi đến các đền tại Nhật bản bạn nên biết

Những phong tục khi đến các đền tại Nhật bản bạn nên biết
82 8 90 172 bài đánh giá
==HOTLINESHOW==