Đầu tiên khi đến nhà người Nhật, khi bước vào bạn nên nói お邪魔します tức là "tôi đành làm phiền vậy". 邪魔(じゃま) nghĩa là phiền phức, vật gây cản trở. Chữ Hán là 2 chữ TÀ MA thì phải, cũng ko rõ nữa.
Kế đến là cách xếp giầy, khi đến nhà người Nhật chơi, bạn nên xếp giầy ngay ngắn và quay ngược mũi giầy ra ngoài, bởi vì như thế thể hiện bạn đến chơi rồi về. Hơi buồn cười phải không, đến chơi thì tất nhiên phải về rồi, đâu thể ở mãi được. Nhưng mà đó là phong tục, người ta có câu "Nhập gia tùy tục mà".
hành trình Nhật Bản tìm hiểu những phong tục tập quán việc tiếp đón khách đến chơi nhà.
Đầu tiên khi đến nhà người Nhật, khi bước vào bạn nên nói お邪魔します tức là "tôi đành làm phiền vậy". 邪魔(じゃま) nghĩa là phiền phức, vật gây cản trở. Chữ Hán là 2 chữ TÀ MA thì phải, cũng ko rõ nữa.
Kế đến là cách xếp giầy, khi đến nhà người Nhật chơi, bạn nên xếp giầy ngay ngắn và quay ngược mũi giầy ra ngoài, bởi vì như thế thể hiện bạn đến chơi rồi về. Hơi buồn cười phải không, đến chơi thì tất nhiên phải về rồi, đâu thể ở mãi được. Nhưng mà đó là phong tục, người ta có câu "Nhập gia tùy tục mà".
Nếu các bạn lỡ quên không xếp giầy như vậy thì chủ nhà sẽ ra xếp hộ đấy. Để đỡ phiền cho người ta bạn nên tự xếp.
Về thói quen đến dùng bữa của người Nhật thì họ thường đến trễ hơn so với giờ hẹn chứ không đúng giờ như trong công việc. Tại sao lại vậy? Bởi vì người Nhật cho rằng nên đến muộn hơn một chút để cho chủ nhà chuẩn bị đầy đủ. Và khi đến thì mang theo hoa quả, bánh kẹo, nước uống. Đi tay không là hoàn toàn không nên. Điều này thì cũng tùy loại tiệc, có loại mà mọi người đến cùng nhau làm thì tất nhiên là không thể đến muộn được, lúc đó phải đến sớm và xông vào mà giúp. Nói 何か手伝(てつだ)いましょうか? -"Có việc gì để tôi giúp được không?"
Khi bắt đầu dùng bữa thì bạn nói いただきます là kính ngữ của もらいます, ý nói rằng bạn "nhận được" món ăn. Phong tục này giống như "mời mọi người ăn cơm" vậy.
Người Nhật thường không ăn nhiều cơm như VN, họ ăn rất ít cơm. Ở Nhật có 3 loại cỡ bát L (large), M (medium), S(small) giống như cỡ quần áo vậy. Ngoài ra thì cũng có thể chia theo 大盛(おおもり)cỡ lớn hoặc 並盛(なみもり) cỡ bình thường. Một số quán cho phép ăn thoải mái cơm thì bạn có thể gọi người ta thay cơm khác bằng câu nói お変(か)わりお願いします. Khi đến nhà riêng cũng vậy, hết thức ăn hoặc hết cơm thì cũng nói vậy. Các bạn nên ăn thoải mái, cũng chả cần làm khách vì người Nhật rất chu đáo, thức ăn thì không thiếu, bạn không ăn người ta nghĩ bạn chê đấy.
Những điều cấm kị hoặc không nên khi ăn cơm ở Nhật:
- Lựa thức ăn.
- Chọc đũa vào thức ăn.
- Chuyền thức ăn bằng đũa.
- Ăn phát ra tiếng.
- Vừa ăn vừa nói chuyện. Nếu có người hỏi lúc đang ăn thì nên che miệng vào mà trả lời, không nên nuốt xong rồi trả lời hoặc không thèm trả lời.
- Không nên bỏ sót cơm, dù chỉ vài hạt trong bát. Hôm qua lúc ăn cơm họ cũng có bàn về chuyện sót cơm trong bát, các nước khác hầu như không quá quan tâm nhưng người Nhật có vẻ coi trọng.
Khi ăn xong thì nói gì? ごちそさまでした - cảm ơn đã tiếp đãi.
Câu chuyện nói trong bữa ăn thì rất là nhiều, gì cũng có. Kiểu gì thì kiểu vì mình là người ngoại quốc nên họ sẽ hỏi thăm đất nước mình nhiều, có gì hay ngon bổ rẻ thì khoe ra .
Bạn cứ chuẩn bị sẵn tinh thần đi, biết một chút kiến thức về nhóm máu cũng tốt.
Người Nhật nói chung là cũng tốt, lúc mình về hết giờ bus họ lấy xe ô tô chở về tận nơi, cả 2 mẹ con đi cùng luôn nói chuyện cho đỡ buồn. Lúc tạm biệt thì nhớ cảm ơn ありがとうございました。
Viết thư cảm ơn, email thôi, không cần viết tay. Hồi ở VN cô giáo người Nhật dạy là nên cảm ơn khoảng 3 lần: viết mail là một, gặp cảm ơn lần nữa, lâu lâu gặp lại cảm ơn phát nữa. Nói chung thì cũng ko nhất thiết phải 3 lần như thế, bạn nào làm được thì càng tốt, 2 lần đầu chắc cũng ổn rồi. Tí nữa mình viết xong cái này cũng phải mail cảm ơn. Ở Việt Nam mà làm thế chắc chủ nhà sốc
Nghe thấy nhiều lễ nghi phải không, nhưng mà không cần quá căng thẳng đâu. Cứ tự nhiên thôi, thực hiện được bao nhiêu thì được, lần sau rút kinh nghiệm. Không ai xét nét xem bạn thế nào đâu, trừ khi bạn có quá nhiều tật xấu đập vào mắt người ta
Nguồn: trum_so diễn đàn truongton.net