Như chúng ta đã biết, nền văn hóa của con người xứ sở Phù Tang rất phong phú và đa dạng, vậy khi đi thăm quan Nhật Bản chắc hẳn bạn sẽ rất muốn tìm hiểu thêm nhiều về con người nơi đây.
bạn nên biết những điều này khi đến Nhật BảnNhư chúng ta đã biết, nền văn hóa của con người xứ sở Phù Tang rất phong phú và đa dạng, vậy khi đi thăm quan Nhật Bản chắc hẳn bạn sẽ rất muốn tìm hiểu thêm nhiều về con người nơi đây.
Cách để giày dép
Khi vào nhà người Nhật bạn nên chú ý xem chủ nhà để dép ở đâu và để như thế nào. Đa số người Nhật đều cởi giày dép để ngay ngắn bên ngoài và bước vào nhà với đôi dép chuyên đi trong nhà, không nên đi chân đất.
Cảm ơn khi cần thiết
Để tỏ lòng biết ơn đối với người khác, người Việt Nam chúng ta thường nhìn thẳng vào mắt đối phương và nói cảm ơn. Tuy nhiên người Nhật không vậy, họ nói và cúi đầu để thể hiện thành ý của mình.
Nếu cảm thấy cần thiết bạn hãy tỏ lòng biết ơn của mình bằng một món quà kèm theo tấm thiệp hay tờ giấy nhớ ghi lời muốn nói, nhưng chú ý không nên tặng khăn mùi xoa cho đối phương nhé, nó thể hiện ý muốn cắt đứt mối quan hệ bạn bè.
Chào nhau
Không chỉ cảm ơn, mà khi gặp nhau, chào nhau người Nhật cũng sẽ cúi đầu thật sâu để bày tỏ tấm lòng và sự tôn trọng của mình đối với người đối diện. Thế nhưng không phải ai cũng có thể cúi chào nhau, việc cúi chào đối phương còn phải xem đối phương là ai và có địa vị xã hội như thế nào, tuổi tác ra sao.
Gọi tên
Người Nhật không gọi thẳng tên như người Việt Nam chúng ta đâu, họ có cách gọi riêng của mình. Ví dụ như gọi ông hay bà họ sẽ thêm từ “san” vào cuối, gọi thầy giáo, bác sỹ, chính trị gia hay người hướng dẫn bạn thì thêm từ “sensie” vào sau, với bạn bè gọi con trai thêm từ “san” vào sau, con gái thêm “chan” vào sau.
Thăm gia đình
Khi tới thăm gia đình bạn bè hay bất kỳ ai đó bạn đừng đi tay không. Người Nhật không coi trọng vật chất nhưng hãy đi kèm với ít bánh ngọt hay giỏ trái cây để tỏ phép lịch sự.
Không típ khi đi nhà hàng
Đối với người châu âu, tiền típ hay còn gọi là tiền bo là cần thiết, bởi nó trở thành văn hóa trong ứng xử của họ, nhưng với người Nhật thì điều đó hoàn toàn không cần thiết. Nếu như bạn làm như vậy, người Nhật sẽ nghĩ bạn đang khinh rẻ họ, số tiền mà bạn chi trả cho dịch vụ nào đó đã bao gồm cả tiền cho nhân viên rồi.
Trong hóa đơn thành toán của nhiều cửa hàng Nhật Bản bên dưới có dòng chữ “Nhân viên của chúng tôi hoàn toàn cảm thấy hài lòng với mức lương của mình, vì vậy họ không chấp nhận việc thưởng thêm”.