==HOTLINESHOW==  ==HOTLINESHOWOTHER==

Được coi là một quốc gia có nhiều nét truyền thống văn hóa đặc trưng, nhưng liệu bạn có nghĩ rằng giữa chúng ta và họ có những nét văn hóa tương đồng hay không, để bổ sung kiến thức hành trang trong cuốn cẩm nang hành trình khi tới Nhật Bản, thì Chương trình Nhật Bản sẽ giới thiệu tới các bạn một vài cảm xúc suy nghĩ quen thuộc của người dân xứ Nhật khi bạn có dịp tới đây và hòa mình cùng với họ.

Olympic Tokyo 2020 “rục rịch” chuẩn bị: Nhật Bản công bố phương án bán vé Olympic Tokyo 2020 “rục rịch” chuẩn bị: Nhật Bản công bố phương án bán vé

Ganbatte

Ganbatte, nó là một cụm từ phổ biến trong tiếng Nhật, tương đồng với nghĩa là “Làm hết sức, chơi hết mình nhưng không quá nhiệt tình”. Bởi họ rất coi trọng sự nỗ lực, tự thúc đẩy mình trong các công việc hoạt động thường ngày, điều này được thể hiện rõ nét nhất ngay cả trong các lễ hội bê vác các đồ vật nặng tới vài tấn.

Ganbatte

Shoganai

Shoganai, ý nghĩa của nó được hiểu là “Không thể tránh được”. Hay nói cách khác, đó là những vấn đề nằm ngoài tầm kiểm soát của họ, chính vì thế họ sẽ phải theo chúng đến cùng, cho đến khi nào thay đổi được những vấn đề đó thì mới thôi. Hiển nhiên, nói đến điều này, chúng ta thường nghĩ tới khả năng hồi phục kinh tế của họ sau những sự cố không may như động đất, sóng thần.

Giri và Ninjo

Giri và Ninjo, nó giống như việc kìm nén tất cả các cảm xúc, dù họ là một người chủ hàng hay một nhân viên chăm sóc khách hàng, mỗi khi họ phải gánh chịu những nỗi ấm ức không mong muốn có từ phía các vị khách khó tính của mình, thì họ vẫn luôn kìm nén, chịu thiệt tươi cười với khách.

Genki

Genki, nó được hiểu là bầu nhiệt huyết, tinh thần lạc quan và nguồn năng lượng dồi dào. Bởi họ quan niệm rằng, chính những yếu tố trên sẽ mang đến cho họ một nguồn thể lực, sức khỏe mong muốn.

Mottainai

Mottainai, đây là một trạng thái hối hận về việc lãng phí một điều gì đó, đơn giản Nhật Bản là một quốc gia đông dân cư nhưng nguồn tài nguyên thì lại khan hiếm, thế nên họ tận dụng triệt để, tái chế và không để lãng phí bất cứ thứ gì.

Kawaii

Kawaii, có nghĩa là dễ thương, phải nói Nhật Bản là một trong những cái nôi tạo hình rất dễ thương, từ những đồ chơi nho nhỏ cho đến các nhân vật trong phim hoạt hình, nó luôn làm cho người khác phải trầm trồ nhớ mãi.

Yakudoshi

Yakudoshi, cái này thì hầu như quốc gia nào cũng có, chỉ có điều là nhiều hay ít. Ý nghĩa của từ này là sự mê tín dị đoan, thế nhưng ở Nhật Bản thì nó lại có một xu hướng tích cực, bởi họ luôn coi những điều này là sự nghiêm túc, mua sắm cho mình những vật dụng phong thủy đem lại sự may mắn, hay đến các ngôi đền chùa để cầu khấn xua đuổi vận đen.

Kammi

Kami, chính là các vị thần Shinto ở Nhật Bản, họ là những hiện tượng siêu nhiên tồn tại qua nhiều thế hệ trong bề dày của lịch sử Nhật Bản. Theo truyền thuyết thì số lượng các vị thần phải đến hơn 8.000.000 thần. Mỗi thần, đại diện cho tất cả các yếu tố trong tự nhiên như “Lửa, nước, gió, bão v.v…” hay đại diện cho các cảm xúc của con người như “Nóng giận, vui vẻ, hòa đồng v.v…”.

Honne và Tatemae

Honne và Tatemae, hai từ này hầu như được đi đôi với nhau, nó thể hiện cho “Ý kiến cá nhân của bạn” và “Khuôn mặt biểu cảm về ý kiến đó”. Có thể hiểu thêm, đây là một sự hài hòa trong thói quen giao tiếp của người Nhật.

Jishuku

Jishuku, ý nghĩa của nó là “Sự kiềm chế bản thân mỗi khi có chuyện buồn”. Chuyện buồn sẽ theo họ trong một khoảng thời gian dài khi mất đi một thứ quan trọng trong cuộc đời của họ, chẳng hạn như trong những bi kịch về động đất, sóng thần đã cướp đi hàng trăm nghìn sinh mạng, thì họ vẫn luôn tỏ lòng tiếc thương với một cảm xúc thầm lặng, không khoa chiêng, không vui vẻ, thậm chí còn hủy bỏ tất cả các kế hoạch trong thời gian ngắn trước mắt.

Mono No Aware

Mono No Aware, cụm từ này thật sự rất khó để giải thích, chỉ có thể hiểu nôm na rằng “Hoa mau mọc thì sẽ sớm tàn, bong bóng sớm tròn thì cũng sớm nổ”. Tức là, trong một khoảng thời gian rất ngắn ngủi, thì hãy cố làm được những điều phi thường, lớn lao bằng chính sức lực của mình.

Otsukaresama Deshita

Otsukaresama Deshita, câu nói này rất phổ biến trong những nơi làm việc ở Nhật Bản, nó được hiểu là “Trông bạn có vẻ mệt mỏi”. Điều này cũng tương đồng với việc, bạn đã làm việc hết sức chăm chỉ, hay nó còn được biết đến là câu cổ vũ khích lệ tinh thần.

Bureiko

Bureiko, đây là một thuật ngữ “Phá vỡ các quy tắc ràng buộc”, nó được sử dụng rất nhiều trong nền văn hóa các công ty ở Nhật Bản. Giải thích rõ hơn là thế này “Nếu như phòng kinh doanh của bạn thường ngày phải tập trung một cách nghiêm túc vào công việc để nghĩ ra bằng được các giải pháp, thì Bureiko lại được hiểu rằng bạn không cần phải quá nghiêm túc, thậm chí bạn còn có thể làm những công việc riêng tư trong giờ làm để nhằm kích thích khả năng tư duy của mình, mau chóng tìm ra được các hướng giải quyết trong công việc”.

Pasonaru Supesu

Pasonaru Supesu, nó là một kiểu kỹ năng sống, nhằm giúp cho người ta tạo ra được một không gian riêng tư, nói chính xác hơn là khi bạn đang ở trong một môi trường đông đúc và ồn ào thì bạn vẫn có thể tập trung làm việc mà không bị làm phiền.

Và trên đây là một vài quan điểm của người Nhật mà Chương trình Nhật Bản muốn gửi tới các bạn, hiểu thêm về một nét văn hóa nho nhỏ trong kho tàng kiến thức.

Nhật Bản - Hãy nắm bắt những suy nghĩ giản dị thường ngày của người dân xứ Hoa Anh Đào

Nhật Bản - Hãy nắm bắt những suy nghĩ giản dị thường ngày của người dân xứ Hoa Anh Đào
65 7 72 137 bài đánh giá
==HOTLINESHOW==