Otaku (おたく) là một từ nóng trong tiếng Nhật dùng chỉ một kiểu người, kì quái, làm bạn những người giống như họ hoặc dùng để chỉ một ai đó quá say mê một cái gì, đặc biệt là anime (hoạt hình), manga (truyện tranh), hay game (trò chơi điện tử). Chữ này theo thế giới lại được hiểu chung là những người đọc truyện tranh và xem phim hoạt hình.
Anime Nhật Bản nét văn hóa độc đáo của Nhật BảnDu lịch Nhật Bản bạn đã từng nghe về Otaku chưa, vậy Otaku nghĩa là gì? Hãy cùng Vietsensetravel tìm hiểu về nó nhé!
Otaku (おたく) là một từ lóng trong tiếng Nhật dùng chỉ một kiểu người, kì quái, làm bạn những người giống như họ hoặc dùng để chỉ một ai đó quá say mê một cái gì, đặc biệt là anime (hoạt hình), manga (truyện tranh), hay game (trò chơi điện tử). Chữ này theo thế giới lại được hiểu chung là những người đọc truyện tranh và xem phim hoạt hình.
Tuy cùng được đọc là otaku nhưng chữ “otaku” với nghĩa cũ và nghĩa chính (luôn được viết bằng chữ Hán là 御宅) có nghĩa là “nhà bạn” hay “chồng bạn”, được dùng để nói với một người ở gia đình khác với một sự kính trọng. Chữ “otaku” theo nghĩa tiếng lóng hiện nay là do nhà báo Nakamori Akio dùng chữ “otaku” trong các bài báo của ông trong thập niên 1980 để gọi đùa những người lúc đó chỉ lo ngồi ở nhà (xem nghĩa chính) ăn chơi[1][2]. Tuy nhiên, cần lưu ý chữ “otaku” với nghĩa lóng thường viết là (オタク) hay (おたく). Còn 御宅 hoàn toàn không có nghĩa đó. Ngày xưa gọi một ai đó là một “otaku” ở Nhật Bản sẽ là một sự sỉ nhục, nhưng thời nay không còn, nhất là trong giới trẻ[3].
“Otaku” ngày nay là chỉ những người yêu thích, hâm mộ anime và manga nói chung. Những người phát cuồng về vocaloid hay anime, manga tự nhận mình là “otaku” và tự hào về điều đó. Thậm chí bây giờ những event về chủ đề này rất được giới trẻ trên toàn thế giới quan tâm và nhiệt tình tham gia. Nó đã trở thành một trào lưu. Hơn nữa, mỗi người có một cách sống riêng, không có gì gọi là bất bình thường cả. Cũng giống như từ ngữ: không có hai từ nào đồng nghĩa hoàn toàn, thay thế được cho nhau trong mọi hoàn cảnh. Nếu có thì 1 trong 2 sẽ bị triệt tiêu. Vậy nên không thể ai cũng giống ai được.
Xuất khẩu lao động Nhật Bản ngay hôm nay, Otaku ngày càng được mở rộng ngay tại Nhật Bản, vì từ nghĩa ban đầu, nó đã phá vỡ lớp vỏ cố hữu và được dùng như một “thuật ngữ”, không phải là từ mang hàm nghĩa. Thậm chí nó có thể hiểu một cách hài hước, mang nghĩa trêu chọc nhẹ và không thể cảm thấy xấu hổ được, vì thực tế là thế hệ trẻ Nhật Bản ngày càng đam mê nghệ thuật 2D. Ban đầu “otaku” là những người lập dị chỉ đóng cửa ở nhà như hikikomori và chơi với sản phẩm 2D. Nhưng vì đã dần được chuyển thành “thuật ngữ”, những người mua tất cả mọi thứ liên quan đến 2D cũng được gọi hay tự nhận là otaku, trong khi họ vẫn đến trường hay công sở bình thường, dù họ thích thế giới 2D, đó là sự đam mê và không ảnh hưởng đến luân lý xã hội, cũng như thích sưu tầm tem đến quên ăn quên ngủ hay thú chơi cá cảnh.
Đây là khảo sát từ website của một công ty Nhật Bản gọi là DIP (viết tắt của Dream Idea Passion) là công ty chuyên giới thiệu việc làm. Họ đã tiến hành một cuộc khảo sát về chủ đề Otaku và nhận được những phản hồi của nam nữ Nhật Bản từ độ tuổi 10 đến 49.
Trong đó, chỉ có 37.4% tự nhận mình là Otaku. Và ngạc nhiên hơn là gần 2/3 còn lại – những người không có hoặc có rất ít kinh nghiệm về đời sống hay đam mê của Otaku lại dành thời gian trả lời tất cả các câu hỏi.
Trong bảng thăm dò, có một câu hỏi khá thú vị mà bài viết hôm nay muốn tập trung đến. Đó là: “Khi nghe đến từ OTAKU thì bạn nghĩ gì?”. Dưới đây là 15 câu trả lời được nhiều người lựa chọn nhất. Xuất khẩu lao động Nhật Bản 2015
15. Quần túi hộp – 4.8%
Có lẽ bạn sẽ ngạc nhiên vì không hiểu quần hộp nhiều túi thì có liên quan gì đến Otaku trong khi đây chính là trang phục thường thấy của những người làm công việc vận chuyển hàng hóa. Tuy nhiên nếu để ý quanh các khu vực trò chơi, Otaku có khả năng sẽ là những người chăm chú cùng những nắm tiền xu mải mê chơi hàng giờ không biết chán. Thế nên, quần hộp nhiều túi thường là lựa chọn của họ để có thể cất được nhiều tiền lẻ hoặc đồ dùng hơn.
14. Trào lưu – 6%
Một số cho rằng có nhiều người chỉ là Otaku tự xưng, chạy theo trào lưu mà thôi.
13. Túi mua sắm bằng giấy – 13.7%
Các siêu thị ở Nhật thường sử dụng túi nhựa nhưng các cửa hàng anime thì luôn dùng túi giấy loại dày để tránh làm hỏng, cong hay trầy xước hàng hóa bên trong.
12. Áo sơ-mi kẻ sọc – 13.9%
Kết hợp với quần hộp nhiều túi nữa là chuẩn Otaku luôn.
11. Khăn quấn đầu – 14.5%
Các Otaku thường sắm cho mình những chiếc khăn quấn đầu in hình, tên hoặc những thứ liên quan đến thần tượng, ca sĩ, diễn viên lồng tiếng… mà họ yêu thích. Mục đích ban đầu là để tóc không cản trở tầm mắt họ khi đang “nghiên cứu” đối tượng. Về sau trở thành một style phổ biến của các Otaku.
10. Otaku nữ ngày một tăng – 18.9%
Vào thập niên 80, 90 thế giới Otaku gần như là lãnh địa riêng của các chàng trai. Ngày nay, số lượng anime và video game thiết kế riêng cho nữ càng tăng nên lượng Otaku nữ cũng theo đó tăng mạnh.
9. Ba lô – 23.5%
Các Otaku thường đùm đề rất nhiều thứ, túi này túi nọ, v.v… mà con người chỉ có hai tay nên ba lô là vật dụng không thể thiếu để họ chứa được nhiều hơn những vật dụng yêu thích bất ly thân của mình.
8. Người thích video game – 37.8%
Otaku cũng được phân thành nhiều dạng, họ có đam mê và sở thích khác nhau, phổ biến nhất là anime, manga và video game,… vì vậy những người nghiện video game thì rất có khả năng là Otaku.
7. Người thích manga – 38.8%
Manga giữ vị trí thứ 2 trong số 3 đặc điểm nhận dạng Otaku.
6. Họ đang trong thời kỳ vàng son của chính mình – 41.5%
Các Otaku có lẽ sẽ rất vui với câu trả lời này vì ít ra có đến 41.5% người cho rằng là một Otaku không phải là điều đáng xấu hổ.
5. Akiba (là tên gọi tắt của khu Akihabara) – 45.6%
Akihabara được xem là thánh địa của anime, video game và tất tần tật những thứ liên quan đến Otaku. Biệt danh Akiba được sử dụng phổ biến ngày nay là bắt nguồn từ cách gọi của các Otaku.
4. Người quanh quẩn trong thế giới riêng của mình – 46.8%
Đó có thể là điều tốt (bất chấp tất cả vì đam mê) hoặc là xấu (quá ảo tưởng và không chấp nhận thực tế) nhưng không thể phủ nhận rằng, Otaku là bậc thầy của tư tưởng thoát ly.
3. Người am hiểu tường tận chỉ một vấn đề – 47.9%
Đơn giản bởi vì Otaku là những người chỉ có một sở thích duy nhất.
2. Người thích anime – 50.4%
Người tham gia khảo sát cho rằng giữa những người nghiện anime, nghiện manga và nghiện video game thì người nghiện anime sẽ có khả năng là Otaku cao nhất.
1. Người chìm đắm trong sở thích của mình – 61.9%
Và cuối cùng, câu trả lời được đưa ra nhiều nhất cũng chính là hình dung dễ dàng nhất về Otaku. Một khi họ đã thích hay đam mê một thứ gì thì những điều còn lại đều trở nên vô nghĩa. Tức là họ chỉ có duy nhất một mối quan tâm và sẽ không để ý đến bất cứ một cái gì khác nữa.
* Các bạn lưu ý rằng, trên đây không phải là đặc điểm nhận dạng Otaku mà là cách những người bình thường hình dung và phán đoán về Otaku. Vì họ không thuộc thế giới này, không am hiểu về Otaku nên những điều trên chỉ là suy đoán chủ quan. Mong các bạn Otaku chớ manh động colonthree emoticon
Vậy còn bạn, bạn nghĩ gì khi nghe đến từ “Otaku”?
Xem thêm: Các món ăn của Nhật Bản nổi tiếng