Trước khi đến Nhật bản hay thăm viếng bạn bè, bạn nên tìm hiểu phong tục và những điều mà họ kiêng kỵ để cảm thấy gần gũi hơn với người dân địa phương và khám phá nhiều điều thú vị về đất nước Mặt trời mọc này.
Đến Với Nơi Có hoa Anh Đào Nở Sớm Nhất Nhật BảnTiền Tip
Tại Nhật Bản, người ta thường không cho tiền tip bạn cũng có thể hiểu là tiền “boa” bạn không cần thiết phải cho tiền tip trong khách sạn, quán bar và nhân viên nhà hàng, hay tài xế taxi...Vì trong thực tế điều này sẽ khiến cho nhân viên, tài xế, bồi bàn…sẽ cảm thấy xấu hổ, và cho rằng việc làm đó của bạn là thô lỗ.Trong khi đó bạn không cần phải cho tiền tip mà vẫn được cung cấp những dịch vụ tốt nhất và nhận được sự giúp đỡ từ các nhân viên.
Cúi đầu
Cúi đầu chào nhau được xem như một nghệ thuật giao tiếp ở đất nước Phù Tang. Ngay từ khi bước vào tuổi đi học, trẻ em đã được dạy dỗ về cách cúi đầu. Đối với khách thăm quan, những chỉ dẫn đơn giản về nghệ thuật cúi đầu là rất cần thiết khi giao tiếp với người Nhật. Độ nghiêng của đầu ngang phần ngực được xem là hợp lý đối với buổi sơ giao.
Bước vào một căn nhà
Khi bạn bước vào một vào một ngôi nhà theo phong cách Nhật Bản hay vào một công ty Nhật Bản. Bạn thường sẽ thấy một giá để giầy dép ở cửa ra vào. Như vậy bạn nên để giày hoặc dép của mình vào giá để giầy. Một số người Nhật Bản chỉ mang dép của mình trong trường hợp để đi trong nhà vệ sinh, do đó bạn nên nhớ rằng, bạn không nên đi giày, dép vào trong một ngôi nhà Nhật Bản.
Đi Giày:
Giày: Cần cởi giày khi vào nhà hoặc những nơi có nền gỗ, thảm cói...Bình thường bạn sẽ được đưa một đôi dép đi trong nhà (khác với loại đi trong toilet).
Không nên đi giày mới vào buổi tối: Ở Nhật có điều kiêng kỵ cho rằng đi giày mới vào buổi tối sẽ gặp điềm xấu. Mặt khác, việc không quen mang giày mới sẽ dễ ngã và có thể bị thương, vì vậy vào buổi tối không nên đi giày mới. Người Nhật cho rằng “khi đi giày mới thì nên cọ giày mới vào đế của giày cũ” hoặc lấy bút sơn dầu quệt lên đế giày, như thế giày sẽ bớt mới đi, đó cũng là một cách cầu may từ đôi giày cũ.
Cách Đứng, Ngồi Của Người Nhật Bản:
Đây là điều bạn phải thường xuyên chú ý vì tại Nhật, việc xác định ngôi thứ rất quan trọng. Mọi thứ đều thể hiện thông qua ngôi thứ, và chỗ ngồi cũng được sắp xếp thông qua ngôi thứ xã hội của bạn. Nếu bạn đến tham dự nghi lễ hoặc dự tiệc tại Nhật, hãy chờ người Nhật sắp xếp cho ngồi cho bạn. Điều này thật khác Việt Nam. Khi tan tiệc hoặc buổi diễn thuyết, đừng đứng lên bỏ về trước khi chưa thấy người có địa vị cao nhất đứng lên nếu bạn không muốn bị coi là thất lễ.
Trả tiền
Trong cửa hàng, khách không đưa tiền tận tay thu ngân mà đặt vào khay nhỏ cạnh máy tính tiền.
Thăm quan đền thờ: Ngay cửa đền có một máng nước (gọi là chozuya) với gáo (hishaku) để khách tẩy trần. Bạn múc nước rửa tay và súc miệng, có thể nhổ nước xuống đất.
Không được ra hiệu bằng ngón tay
Ở Nhật, giơ ngón tay cái lên không phải là ý tốt mà có ý là chỉ người bạn trai. Và giơ ngón út có ý là người bạn gái. Vì vậy, khi ở Nhật không nên tùy tiện làm hiệu tay để tránh sự hiểu lầm.
Cắm đũa lên bát cơm
Người Nhật không bao giờ cắm đũa lên thức ăn và đặt biệt là lên bát cơm vì chỉ trong đám tang người ta mới cắm đũa lên bát cơm và đặt lên bàn thờ. Không được dùng đũa để chuyền thức ăn vì trong đám tang người ta dùng đũa để chuyền những mảnh xương còn sót lại sau khi hỏa táng.
Tắm suối nước nóng
Tắm tại suối nước nóng (onsen) ở Nhật rất khác biệt so với những nơi khác. Nam - nữ tắm riêng. Phòng thay đồ luôn có rổ hoặc tủ để cất quần áo, và có chăn tắm, xà phòng và dầu gội đầu. Bạn có thể mang theo khăn mặt và dầu gội vào khu vực nhà tắm. Các vòi nước được gắn dọc theo tường. Khi đã tắm sạch, bạn phải xả sạch người rồi mới đi ra khu vực khác. Đừng gây sốc khi đi lại khắp nơi với xà phòng dính đầy người.
Thói quen tặng quà
Người Nhật vốn hay rất tặng quà, họ có thể tặng quà cho nhau mọi dịp, mọi lúc, mọi thời điểm và quà tặng đã trở thành một phần không thể thiếu trong văn hóa Nhật Bản và giờ đây nó được nâng lên thành một môn nghệ thuật tặng quà. Tuy nhiên bạn cần nắm rõ điều này. Không nên tặng quà có số lượng 4 và 9, không tặng những vật nhọn, không tặng tà vì đó là biểu tượng của vận rủi. Và cũng không nên tặng giày dép, tất cho cấp trên.